Với mục tiêu thỏa mãn sự tò mò cũng như học hỏi và sử dụng VoiceGPT một cách thuận tiện, mới đây một nhóm khởi nghiệp đã sáng lập ứng dụng VoiceGPT phiên bản Việt.
>>ChatGPT và tác động đến thị trường lao động Việt Nam
Giao diện VoiceGPT được thiết kế tương tự ChatGPT với các tính năng trực quan, thuận tiện thao tác. Người dùng có thể sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh khi sử dụng VoiceGPT. Sản phẩm cũng được tích hợp thêm tính năng vẽ tranh thông qua các gợi ý từ văn bản.
ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ được huấn luyện bởi OpenAI, cho phép người dùng tương tác với ChatGPT bằng cách truyền tải thông tin văn bản. ChatGPT được sử dụng để trả lời các câu hỏi, giải quyết vấn đề và giả lập các cuộc hội thoại hữu ích.
Sự bùng nổ của ChatGPT đã khiến nó trở thành một trong những công nghệ hot nhất trên toàn thế giới. Từ các tập đoàn lớn như Microsoft đến các startup mới, đều đang sử dụng ChatGPT để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình.
>>Chuyên gia giáo dục nói gì về “cơn sốt” ChatGPT?
Tuy nhiên, tại Việt Nam người dùng chưa thể sử dụng ChatGPT chính thức vì hiện quốc gia chưa được hỗ trợ. Để giải quyết vấn đề này, nhóm khởi nghiệp Việt Nam vừa ra mắt trang web được phát triển trên nền ChatGPT, giúp người dùng Việt giao tiếp với ChatGPT thông qua giọng nói tự nhiên. Tên của trang web đó là VoiceGPT.
Theo đại diện nhóm khởi nghiệp này chia sẻ, phát triển VoiceGPT với ưu điểm nổi bật là có thể dùng giọng nói để giao tiếp với ChatGPT chứ không chỉ chat bên cạnh việc mở quyền sử dụng cho toàn bộ người dùng Việt Nam.
Nhóm lập trình khởi nghiệp này đã thiết kế trang web cho phép người dùng tạo tài khoản trên mạng bằng email, số điện thoại tại Việt Nam, sử dụng được trên máy tính và điện thoại thông minh. Khi người dùng viết câu hỏi, hệ thống máy chủ của VoiceGPT sẽ chuyển tiếp dữ liệu này qua máy chủ của ChatGPT. Khi máy chủ của ChatGPT phản hồi, dữ liệu được đưa về VoiceGPT cung cấp câu trả lời cho người dùng. Do phải thông qua máy chủ trung gian nên câu trả lời sẽ có độ trễ nhất định.
Hiện VoiceGPT có khoảng 70.000 người dùng đăng ký sau hơn 1 tháng ra mắt, tuy nhiên vẫn còn hạn chế khi nhóm khởi nghiệp này phải trả phí cho nhà cung cấp dựa trên số lượng từ ngữ (mỗi ngày một tài khoản có thể hỏi 40 câu, một giờ được hỏi tối đa 20 câu).
Anh Nguyễn Phạm Tuấn Anh, người sáng lập Tesse chia sẻ, với mong muốn tạo ra một sản phẩm ChatGPT cho người Việt, nhóm liên hệ với OpenAI, đơn vị phát triển sản phẩm ChatGPT đề xuất phát triển ứng dụng này tại Việt Nam và được chấp thuận nên đã tạo ra VoiceGPT.
Chiến lược của nhóm khởi nghiệp này là tiếp tục cải thiện sản phẩm và theo dõi thị trường để có thể tung ra các sản phẩm mới khi sắp tới đây Google dự định sẽ tung ra một sản phẩm nhằm cạnh tranh với ChatGPT.
Có thể bạn quan tâm