Những người nông dân Ukraine ở khu vực phía nam Zaporizhzhia hiện đang mặc áo giáp để có thể tiếp tục công việc.
>>EU toan tính gì trong gói trừng phạt Nga lần thứ 6?
Theo ghi nhận của Reuters, một tuần sau khi Nga bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine, tên lửa dần dần rơi xuống ngay cạnh cánh đồng nơi những người nông dân Ukraine đang làm việc. Giờ đây, những người nông dân lái một chiếc máy kéo mặc áo chống đạn và đội mũ bảo hiểm đạn đạo do chủ nhân trang trại cung cấp để thực hiện công việc, tiếp tục duy trì cuộc sống.
Theo Oleksii, một người nông dân Ukraine 43 tuổi, mô tả các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga là "đáng sợ" nhưng có thể kiểm soát được, vì chúng thường xảy ra vào ban đêm. Sau mỗi một cuộc tấn công, người ta kiểm tra các khu vực xung quanh và nếu cần thiết, họ sẽ gọi các chuyên gia để xử lý các mảnh vỡ tên lửa còn sót lại.
Mặc dù các đợt pháo kích trong khu vực đang ngày một gia tăng trong những tuần gần đây, tuy nhiên những người nông dân vẫn quyết tâm cày ruộng vào mùa xuân này để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất và nguồn lương thực. Hiện Ukraine là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm thế giới và là một trong ba nước hàng đầu thế giới về sản lượng ngô, lúa mạch và hạt hướng dương. Việc thiếu hụt nguồn ngũ cốc từ Ukraine do chiến sự đã đẩy giá lương thực trên thế giới lên cao.
Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết nông dân đã gieo sạ 2,5 triệu ha vụ xuân từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng ngũ cốc vụ Xuân 2022 có thể giảm hơn 1/2 so với năm ngoái, đạt khoảng 7 triệu ha, thấp hơn so với dự kiến 15 triệu ha trước khi diễn ra xung đột Nga-Ukraine.
Giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) David Beasley cảnh báo xung đột tại Ukraine đang đe dọa phá hủy thành quả mà WFP đã nỗ lực suốt nhiều năm qua để đảm bảo lương thực cho khoảng 125 triệu người cần hỗ trợ vì Ukraine là một trong những nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới.
>>Putin đang tính toán gì ở Donbass?
Trước khi xảy ra xung đột, 50% lượng ngũ cốc mà WFP hỗ trợ các nước là mua của Ukraine. Tuy nhiên, xung đột khiến WFP cũng không nhập được các sản phẩm phân bón từ Nga và Belarus. Do vậy, mùa màng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và sản lượng thu hoạch được dự báo sẽ giảm ít nhất 50%.
Theo các chuyên gia lương thực cảnh báo, hàng triệu gia đình tại nhiều khu vực kém phát triển trên thế giới hiện chỉ dám nghĩ tới các bữa ăn no và đủ dinh dưỡng. Bà Ertharin Cousin, thành viên Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu và là cựu giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới, cho biết: "Nhiều yếu tố bất lợi cùng hội tụ đã tạo ra một cơn bão toàn diện, có thể dẫn đến một thảm họa về giá thực phẩm".
Nhiều nông dân tại Ukraine đã lựa chọn di cư, có những người khác sẽ tham gia chiến sự và cũng có những người chắc chắn sẽ chọn ở lại và gieo trồng như những người nông dân tại khu vực phía nam Zaporizhzhia, nhưng nếu diễn biến của cuộc xung đột kéo dài, việc sản xuất và thu hoạch ngũ cốc vào mùa hè này sẽ khó có khả năng thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam cần làm gì với nguy cơ "khủng hoảng lương thực" toàn cầu?
02:33, 19/04/2022
COVID-19 và nỗi lo khủng hoảng lương thực toàn cầu
09:05, 21/09/2021
Nguy cơ khủng hoảng lương thực Châu Á
11:00, 07/12/2019
Mariupol tiếp tục là tâm điểm chiến sự Nga - Ukraine
02:52, 25/04/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Ai là người hưởng lợi?
05:00, 23/04/2022