Những sự kiện pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh năm 2018

Huyền Trang 31/12/2018 07:00

CPTPP chính thức có hiệu lực, Gay cấn cuộc chiến taxi truyền thống – taxi công nghệ… là những sự kiện pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh trong năm 2018.

 1. CPTPP chính thức có hiệu lực: Doanh nghiệp thay đổi để thích nghi

Ngày 30/12, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực. Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore là 6 quốc gia đầu tiên thông qua CPTPP để tạo điều kiện cho thỏa thuận này đi vào hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực tại Việt Nam từ tháng 1/2019.

Theo đó, CPTPP sẽ giúp cắt giảm các khoản thuế dành cho sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, nới lỏng các quy định về đầu tư và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. CPTPP có nội dung gần như giữ nguyên so với TPP dù 22 điều khoản được hoãn thực thi chủ yếu liên quan tới sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa 11 nước thành viên.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, bước vào hiệp định, các ngành có lẽ có lợi nhất là giày da, dệt may, nông lâm thủy sản…

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, CPTPP sẽ có lợi nhất đối với các ngành giày da, dệt may, nông lâm thủy sản…

Với 11 nước tham gia, trong đó có Việt Nam, CPTPP là một trong những hiệp định thương mại lớn nhất thế giới và khi được thực thi đầy đủ, sẽ bao gồm một thị trường gần 500 triệu người tiêu dùng, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu. Theo tính toán, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Tổng kim ngạch nhập khẩu có thể tăng thêm 3,8%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu, nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt cũng sẽ phải đối mặt sức ép cạnh tranh rất cao trong “cuộc chơi” CPTPP này.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các ngành có lẽ có lợi nhất khi CPTPP có hiệu lực là giày da, dệt may, nông lâm thủy sản… Nếu đẩy mạnh được vấn đề công nghệ cao trong nông nghiệp, bảo quản và xử lý nông sản, chế biến sau thu hoạch… thì ngành nông nghiệp sẽ có được những phát triển vượt bậc trong thời gian tới.

Tuy nhiên, việc cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia ở trong khối cũng như ngay tại Việt Nam là điều không hề dễ dàng. Mỗi ngành, nghề lại có mức độ và thời gian hội nhập khác nhau, do đó, các doanh nghiệp phải tự mình tìm hiểu thật kỹ nội dung của hiệp định có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp không nhận thức được thì doanh nghiệp chết ngay.

2. Việt Nam lần đầu tiên trúng cử thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế

Kết quả này được công bố sau cuộc bầu cử trong khuôn khổ khóa họp 73 của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra tại New York, Mỹ diễn ra hôm nay (18/12).

Ngày 18/12, Việt Nam đã lần đầu tiên trúng cử thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019-2025, với 157/193 phiếu bầu trong cuộc bầu cử tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 73 tại New York, Mỹ.

Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế của LHQ (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019-2025.

Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế của LHQ (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019-2025.

Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, việc lựa chọn thành viên UNCITRAL được thực hiện thông qua bỏ phiếu tại Đại hội đồng, do có nhiều ứng cử viên hơn số ghế tại Nhóm châu Á - Thái Bình Dương và Nhóm các nước Tây Âu.

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên UNCITRAL đánh dấu bước tiến tiếp theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, cụ thể ở đây là hội nhập pháp lý đa phương, thực hiện chủ trương tham gia xây dựng, định hình luật chơi chung ở cấp độ quốc tế trong khuôn khổ LHQ.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã chủ động tăng cường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia một số Công ước quốc tế, sử dụng nhiều luật mẫu, hướng dẫn, quy tắc về luật thương mại quốc tế, trong đó có quy tắc trọng tài, được xây dựng trong khuôn khổ UNCITRAL. Sắp tới, việc triển khai các Hiệp định song phương và đa phương về thương mại, đầu tư, kể cả các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Việt Nam về hoàn thiện pháp luật về thương mại.

UNCITRAL là cơ quan chuyên môn pháp lý của Liên hợp quốc, được Đại hội đồng Liên hợp quốc lập ra từ năm 1966 với mục đích và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thúc đẩy quá trình hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật thương mại quốc tế, thông qua đó giảm thiểu những rào cản đối với sự phát triển của thương mại quốc tế.

Việc Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên UNCITRAL thể hiện vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao, mối quan hệ hữu nghị rộng mở của Việt Nam, sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, thương mại cũng như sự đóng góp, nỗ lực tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với công việc chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có lĩnh vực luật thương mại quốc tế.

Theo Bộ Ngoại giao, vai trò thành viên UNCITRAL cũng tạo cơ hội cho Việt Nam trong việc tăng cường tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế để hoàn hiện khuôn khổ pháp luật trong nước theo hướng phù hợp với chuẩn mực chung, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, vì mục tiêu phát triển bền vững.

3. Gay cấn cuộc chiến taxi truyền thống – taxi công nghệ

Du nhập vào Việt Nam từ năm 2014, taxi công nghệ mà điển hình là Uber-Grab không những làm khuynh đảo thị trường gọi xe tại Việt Nam mà còn tạo nên sự phản đổi mạnh mẽ từ các hãng taxi truyền thống. Đáng nói, đến thời điểm hiện tại, cuộc tranh cãi nảy lửa này vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, tới mức, một lần nữa 2 đại diện của mỗi bên đã kéo nhau ra tòa để tìm câu trả lời cuối cùng.

Tại Tọa đàm “Xu hướng chính sách đối với kinh tế nền tảng” do VCCI tổ chức gần đây, ông Trần Trọng Tuyến, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam khẳng định, mô hình kinh tế nền tảng đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và trên thế giới, mang lại nhiều lợi ích như, tăng năng suất, giảm chi phí, tạo ra các thị trường mới cũng như gia tăng sự linh hoạt của thị trường lao động. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam còn khá lúng túng, không biết quản lý thế nào.

Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ vẫn chưa hẹn ngày kết thúc.

Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ vẫn chưa hẹn ngày kết thúc.

Sau một thời gian hoạt động, theo ông Tuyến mô hình kinh tế nền tảng đã dần bộc lộ một số khiếm khuyết cần đến sự can thiệp của Nhà nước để bảo vệ người tiêu dùng, người lao động, chống thất thu thuế với các nền tảng hoạt động xuyên biên giới.

Tuy nhiên, do có một số sản phẩm, dịch vụ, phương thức kinh doanh mới ra đời, nên cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt các cơ quan thuế chưa bắt kịp để có thể kiểm soát nhằm khai thác nguồn thuế cho Nhà nước một cách tối ưu.

Dẫn kinh nghiệm quốc tế, PGS, TS. Ngô Trí Long cho biết, phần lớn các nước trong khu vực không coi nền tảng kết nối xe là dịch vụ vận tải. Việc coi nền tảng kết nối là dịch vụ vận tải sẽ gây tác động tiêu cực tới kinh tế nền tảng, làm giảm thế mạnh của các đơn vị xử lý công nghệ là xử lý hệ thống dữ liệu lớn và kết hợp với trí tuệ nhân tạo để đề xuất phương tiện và giá.

“Việc buộc các doanh nghiệp công nghệ phải đáp ứng toàn bộ điều kiện của toàn bộ quá trình kinh doanh vận tải là một sự bất công, không hợp lý. Quy định này không những làm biến đổi bản chất hoạt động của nền tảng, mà còn triệt tiêu phần lớn những ưu điểm của công nghệ mang lại, biến nền tảng thành một công nghệ đơn thuần”, ông Long nói. Ông Long cho rằng, quy định như vậy sẽ tác động tiêu cực tới cả các nền tảng trong nước kiểu như VATO, Fastgo, Gonow, Aber và T.Net lẫn các nền tảng ngoại như (Grab...).

Thực ra, công bằng mà nói câu chuyện quản lý hoạt động của Uber - Grab hiện là vấn đề hóc búa đối với nhiều quốc nào trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Sự phát triển nở rộ của mô hình chia sẻ xe tuy mang đến nhiều hệ lụy nhưng không thể phủ nhận lợi ích kinh tế to lớn mà nó mang lại cho người tiêu dùng.
Do đó, nhiều ý kiến cho rằng thay vì tìm cách loại bỏ, diệt trừ Uber, GrabCar, các nhà quản lý nên tìm những phương án để hài hòa lợi ích các bên.

Nói như Luật sư Nguyễn Tiến Lập (Trọng tài viên VIAC) đã đến lúc các nhà lập chính sách phải nhận ra và chấp nhận sự hình thành và tồn tại của nền kinh tế chia sẻ. “Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể định danh được Grab, Uber và khi ấy, cuộc tranh cãi này mới có hi vọng dừng lại”, ông Lập nói.

4. Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Hợp lý nhưng có hợp tình?

Anh Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, trú tại Ninh Kiều, Cần Thơ) mang 100 USD đến một tiệm vàng ở địa phương để đổi tiền. Ngay sau đó, anh bị phạt hành chính 90 triệu đồng vì đổi ngoại tệ ở địa điểm chưa được cấp phép. 

Ngày 24/1/2018, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều Dương Tấn Hiển ký Quyết định số 14/QĐ-KNCGTVPT, khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (VPHC) là căn nhà số 40 Nguyễn Đức Cảnh, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều (tiệm vàng Thảo Lực), do ông Lê Hồng Lực làm chủ.

Việc xử anh Nguyễn Cà Rê bị xử phạt dù biết là hợp lý, đúng quy định, nhưng thật khó để người dân chấp nhận là

Việc xử anh Nguyễn Cà Rê bị xử phạt dù biết là hợp lý, đúng quy định, nhưng có"hợp tình"?

Ngày 30/1/2018, lực lượng Phòng Cảnh sát kinh tế TP Cần Thơ bắt quả tang ông Lê Hồng Lực (tiệm vàng Thảo Lực) đang thu mua 100 USD của anh Nguyễn Cà Rê với giá hơn 2,2 triệu đồng mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi bắt quả tang anh Rê đang bán ngoại tệ 100 USD, công an đã dùng quyết định nêu trên để tiến hành khám xét nhà ở số 40 đường Nguyễn Đức Cảnh (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, cũng là trụ sở tiệm vàng Thảo Lực).

Sau khi khám xét xong, công an tiến hành lập biên bản “tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề” đối với tổ chức vi phạm là Cty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực.

Tang vật bị tạm giữ gồm 9 hộp chứa kim loại màu trắng, kim loại màu vàng, hột đá; 1 đầu thu camera và 1 tờ tiền mệnh giá 100 USD (của anh Nguyễn Cà Rê). Ngoài ra còn có những chứng từ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh của tiệm vàng Thảo Lực.

Như vậy, từ chỗ khám xét nơi ở là cá nhân, hộ gia đình; công an đã chuyển qua lập biên bản tạm giữ tang vật vi phạm đối với doanh nghiệp.

Về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico: Vụ việc có nhiều dấu hiệu bất thường bởi lệnh khám nhà để “thòng” sẵn 6 ngày, từ khi chưa có vi phạm (chính người ký Quyết định cũng không biết được khi nào khám) và diễn ra cùng lúc với vụ phát hiện mua bán ngoại tệ; khám nhà ở của cá nhân nhưng lại phạt pháp nhân công ty; rồi thời hạn xử phạt bị kéo dài từ mức tối đa, gồm cả gia hạn theo luật chỉ có 37 ngày lên đến hơn 7 tháng.

Ngày 13/8/2018 cơ quan công an mới lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm của Công ty Thảo Lực. và anh Rê và gửi hồ sơ vụ việc đến UBND TP Cần Thơ.

Ngày 4/9, UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt anh Rê số tiền 90 triệu đồng về hành vi “Mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ” và tịch thu tang vật là số tiền hơn 2,2 triệu đồng.

Tiệm vàng Thảo Lực bị xử phạt 295 triệu đồng do vi phạm các hành vi như: Mua bán ngoại tệ tại nơi không được thu đổi ngoại tệ; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sản xuất hàng hóa không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định; sản xuất hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng. Đồng thời, tịch thu 100 USD, 20 viên kim cương hơn 19.900 viên đá hột nhân tạo.

Ngày 23/10, UBND TP. Cần Thơ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng đối với ông Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, trú tại phường Hòa An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) về hành vi bán 100 USD.

Trước quyết định xử phạt này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw: Chỉ cần xử phạt cảnh cáo là phù hợp. Xét về mặt pháp luật, UBND TP Cần Thơ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng đối với ông Nguyễn Cà Rê là không sai.

Tuy nhiên, việc điểm a khoản 3 điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CPchỉ quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm mà không tính tới số tiền vi phạm. Ví dụ, người dân bán 100 USD cũng như bán 100.000 USD thì cũng bị xử lý cùng mức phạt như vậy là rất phi lý.

Bên cạnh đó, việc vì sao UBND TP Cần Thơ lại lựa chọn mức phạt 90 triệu đồng mà không phải là 80 triệu đồng cũng đặt ra câu hỏi cho nhiều người, bởi người bán chỉ bán có 100 USD, lại là lần đầu tiên, vậy việc xử phạt mức tiền như vậy có hợp lý không?

Trong trường hợp này, 100 USD thì số tiền đổi được khoảng 2,3 triệu đồng, nếu đổi 100 USD mà phạt 90 triệu đồng thì chẳng khác nào đổi 50.000 đồng ra 2 USD cũng giống như đổi 1 triệu USD ra tiền Việt, ở nơi không được phép đều bị phạt như nhau, đều bị áp mức phạt 90 triệu đồng. Việc xử phạt gấp gần 40 lần tang vật vi phạm như vậy là bất hợp lý.

Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định tại Điều 21, các hình thức xử phạt hành chính bao gồm, cảnh cáo, phạt tiền. Trong đó, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

Do đó, trường hợp ông Nguyễn Cà Rê đổi 100 USD chỉ cần xử phạt cảnh cáo là phù hợp.

Ngày 26/10, UBND TP Cần Thơ cho biết, đã ra quyết định xử lý tang vật bị tịch thu. Theo đó, 100 USD, gần 2,3 triệu đồng và 20 viên kim cương, 19.910 viên đá nhân tạo trị giá hơn 548 triệu đồng, thu giữ tại tiệm vàng Thảo Lực sẽ được chuyển vào Kho bạc Nhà nước.

Ngày 1/11, ông Lê Hồng Lực, Giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực (tiệm vàng Thảo Lực), vừa có đơn khiếu nại gửi đến Chủ tịch UBND TP Cần Thơ về việc “Yêu cầu hủy biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính”. Ngoài ra, ông này còn đề nghị hoàn trả các tài sản bị tạm giữ và tịch thu.

Nhưng, đáng nói, vụ việc này đã đặt ra vấn đề: Việc xử anh Nguyễn Cà Rê bị xử phạt dù biết là hợp lý, đúng quy định, nhưng thật khó để người dân chấp nhận là "hợp tình"

Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo nguyên tắc thượng tôn pháp luật, nghĩa là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và Hiến pháp, các quy định pháp luật có giá trị tối cao để áp dụng xử lý các vụ việc, các đối tượng, các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật đó. Tuy nhiên, như tác giả đã nêu, xuất phát từ nền văn hóa Á Đông vốn trọng tình hơn trọng lý nên đâu đó trong tâm thức của đại đa số bộ phận nhân dân khi xem xét một vụ việc lại thường đặt yếu tố tình cảm, sự thương xót trước khi nghĩ đến các chế tài được pháp luật quy định.

Trường hợp anh Nguyễn Cà Rê bị xử phạt dù biết là hợp lý, đúng quy định, nhưng thật khó để người dân chấp nhận là "hợp tình". Nếu nói theo cách nghĩ, người dân ít hiểu biết, không am hiểu pháp luật nên cần sự "châm chước" thì rất khó để các quy định pháp luật đi vào thực thi. Nếu không xử lý hành vi vi phạm của anh Nguyễn Cà Rê, thì tất cả các trường hợp vi phạm tương tự sau này sẽ không xử phạt được. Thậm chí, nếu nói số tiền nhỏ mà không xử lý thì các đối tượng xấu sẽ lợi dụng để chia nhỏ số tiền giao dịch ngoại tệ trái phép để nhờ người dân đi giao dịch mua bán hộ để không bị chế tài.

Anh Nguyễn Cà Rê còn cho biết trước đây anh từng đi đổi tiền ở các tiệm vàng mà không có vấn đề gì. Với phát biểu này, có lẽ các cơ quan chức năng cũng không đến nỗi phải hồi tố và tiếp tục truy tìm để xử phạt các chủ thể có liên quan về hành vi mua bán ngoại tệ trái phép trước đó( ?). Nhưng vô hình trung, nội dung phát biểu trên đã vô tình trở thành tình tiết tăng nặng đối với anh Nguyễn Cà Rê vì có yếu tố tái phạm nhiều lần. Quy định pháp luật là vậy, tuy nhiên dường như người dân vẫn hết sức hồn nhiên và chưa thật sự quan tâm đến các quy định pháp luật. Sống trong nhà nước pháp quyền, mỗi người dân phải hiểu rằng pháp luật không miễn trừ trách nhiệm đối với việc vi phạm vì chưa nắm quy định pháp luật. Vì nếu lấy lý do chưa nắm quy định pháp luật mà vô tư vi phạm thì không phù hợp.

Trở lại vấn đề xử phạt 90 triệu đồng cho hành vi bán 100 USD, vẫn biết rằng dư luận đang rất quan tâm và cảm thông đối với anh Nguyễn Cà Rê. Tuy nhiên, có lẽ điều mà dư luận quan tâm nhiều hơn không chỉ là số tiền xử phạt mà phải chăng người dân đang mong chờ các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra và xử phạt dứt điểm hành vi mua bán ngoại tệ trái phép với số tiền lớn hơn gấp nhiều lần và vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Một khi các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý quyết liệt đối với tất cả các tiệm vàng, các doanh nghiệp mua bán ngoại tệ trái phép một cách mạnh mẽ và triệt để thì tin rằng anh Nguyễn Cà Rê và dư luận không phải tâm tư như hiện nay.

Việc kiểm tra, phát hiện các tiệm vàng mua bán ngoại tệ trái phép hoàn toàn không khó. Ngoài các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan công an, cơ quan chức năng cũng có thể trích xuất camera, kiểm tra sổ sách, chứng từ thu chi tại các tiệm vàng đột xuất, theo dõi dòng tiền trong các báo cáo tài chính,... tin rằng sẽ sớm giải quyết được vấn nạn mua bán ngoại tệ trên thị trường "chợ đen" tại các tiệm vàng. Và đó cũng là cách để khép lại câu chuyện bán 100 USD bị xử phạt 90 triệu đồng một cách công bằng và nhân văn hơn.

5. Xét xử vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm

Từ này 8-22/1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).  

HĐXX đã tuyên Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN) 13 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC) 14 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, chung thân về tội Tham ô tài sản. Tổng mức án phải lĩnh là chung thân.

Từ này 8-22/1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).p/

Từ này 8-22/1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Các bị cáo khác là Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn cùng lĩnh 9 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng...

Cáo trạng xác định bị cáo Đinh La Thăng chỉ định PVC thực hiện và ký gói thầu EPC số 33 trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai quy định hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỉ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỉ sai mục đích gây thiệt hại gần 120 tỉ đồng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng; chỉ đạo việc sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số hơn 119 tỉ đồng.

Riêng Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và 8 người khác bị truy tố tội Tham ô tài sản do cấu kết lập hồ sơ khống để rút 13 tỉ đồng chia nhau sử dụng cá nhân.

Chiều 11/1, trong phần luận tội, đại diện VKSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại toà đã đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước…".

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, bị đề nghị chung thân về tội "Cố ý làm trái…" và "Tham ô tài sản". Bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên tổng giám đốc PVN) bị đề nghị 12-13 năm tù. Các bị cáo khác bị đề nghị từ 24 tháng tù treo đến 28 năm tù. Như vậy, ông Đinh La Thăng đã được nhận mức án thấp hơn đề nghị của VKSND TP Hà Nội.

6. Xét xử Trịnh Xuân Thanh tham ô tài sản tại PVP Land

Ngày 5/2, TAND Hà Nội mở lại phiên tòa sau một ngày nghị án và sẽ tuyên án với Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) và 6 bị cáo khác trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).

Theo đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh lĩnh án chung thân, Đinh Mạnh Thắng 9 năm tù, Đào Duy Phong 16 năm tù, Nguyễn Ngọc Sinh 13 năm tù, Thái Kiều Hương và Huỳnh Nguyễn Quốc Duy cùng mức án 10 năm tù, theo Tri thức trực tuyến. 

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa.

Riêng bị cáo Lê Hòa Bình 8 năm tù, Nguyễn Thị Kim Thoa 6 năm tù. Tổng hợp cả bản án trước đó họ đã lĩnh do liên quan vụ án khác, Bình và Thoa cùng lĩnh án chung thân.

Theo cáo trạng, ngày 27/3/2010, nhóm 5 cổ đông sáng lập Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương thống nhất ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu tại dự án Tổ hợp Trung tâm Thương mại, văn phòng cao cấp Nam Đàn Plaza ở đường Phạm Hùng (Hà Nội) cho Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ 1-5, với giá 20.756,34 đồng/cổ phần, tương đương 52 triệu đồng/m2.

Trong khi 4 cổ đông thực hiện việc chuyển nhượng với giá trên thì cổ đông còn lại là PVPLand - đơn vị sở hữu nhiều cổ phần nhất (50,5%) - chỉ bán với giá 13.578 đồng/cổ phần, tương đương 34 triệu đồng/m2. Tổng giá trị cổ phần chuyển nhượng chỉ 191 tỉ đồng, giảm 87 tỉ đồng so với giá chuyển nhượng của 4 cổ đông nêu trên.

Trong vụ mua bán này, cáo trạng nêu rõ do PVP Land muốn chuyển nhượng cổ phần phải được phép của công ty mẹ là PVC nên bị cáo Thái Kiều Hương, nguyên phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Việt San - một trong 5 đơn vị là cổ đông sáng lập Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương, đã gặp Đinh Mạnh Thắng để nhờ thu xếp cuộc gặp với chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh. Bị cáo Hương biết anh trai của bị cáo Thắng (ông Đinh La Thăng) là người có thể tác động đến bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Cuối tháng 3/2010, qua kết nối của bị cáo Thắng, bị cáo Hương đã gặp Trịnh Xuân Thanh tại một nhà hàng trên đường Xuân Diệu. Tại đây, bị cáo Hương đã đề cập việc chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương.

Sau cuộc gặp, Trịnh Xuân Thanh chấp thuận phương án chuyển nhượng với giá tương đương 34 triệu đồng/m2. Cáo trạng thể hiện lời khai của các bị cáo: phần 18 triệu đồng/m2 chênh lệch sẽ chuyển cho một số người vì tính tổng giá vẫn là 52 triệu đồng/m2 như đã thống nhất tại hợp đồng đặt cọc. 

Sau phi vụ này, Trịnh Xuân Thanh được nhận 14 tỉ đồng, Đinh Mạnh Thắng nhận 5 tỉ đồng cùng nhiều bị cáo khác hưởng tổng số 49 tỉ đồng từ Lê Hòa Bình "lại quả".

Đại diện VKS cho rằng hành vi của các bị cáo thỏa mãn tội "Tham ô tài sản". Căn cứ tài liệu chứng cứ, VKS quyết định truy tố Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo tội danh trên là đúng người, đúng tội, đúng quy định. 

7. Xét xử vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 

Ngày 7/2, TAND TP HCM đã tuyên bố trả hồ sơ cho VKSND Tối cao để điều tra bổ sung vụ Phạm Công Danh (giai đoạn 2), Trầm Bê và 44 đồng phạm bị truy tố tội cố ý làm trái. 

HĐXX nhận thấy vụ án còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, thiếu nhiều chứng cứ không thể bổ sung tại phiên tòa nên đã ra quyết định trả hồ sơ và nêu ra sáu yêu cầu cần được làm rõ. 

Theo hồ sơ, do cần tiền để trả nợ cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB), đảm bảo thanh khoản và tăng vốn điều lệ theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB) cùng các bị cáo khác dùng tiền của VNCB gửi qua các ngân hàng khác dùng đảm bảo cho 29 công ty khác để vay tiền lại bằng hồ sơ giả mạo. 

Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa.

Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa.

Số tiền vay được đều được chuyển về cho Danh sử dụng. Tại ba ngân hàng (Sacombank, BIDV và TPBank) bị cáo Danh chỉ gặp trực tiếp bị cáo Trầm Bê, nguyên lãnh đạo Ngân hàng Sacombank), còn hai ngân hàng còn lại chỉ gián tiếp, thông qua cấp dưới đề xuất lên để vay tiền. 

HĐXX nhận thấy quá trình xét hỏi công khai tại tòa, các bị cáo là cán bộ của các ngân hàng khác khẳng định không quen biết ông Danh. Họ chỉ biết các công ty do VNCB và ông Danh giới thiệu, không biết mục đích vay tiền thực tế và sau khi vay được dòng tiền đổ về cho cá nhân ông Danh. Các bị cáo này có lỗi chưa tuân thủ đúng quy trình nhưng không cố ý giúp sức cho ông Danh. 

Tại tòa, bị cáo Trầm Bê khăng khăng cho rằng cùng hành vi như nhau tại ba ngân hàng nhưng chỉ mình bị cáo bị truy tố. Theo ông Bê, việc cho vay như vậy là đúng quy định cũng như quy trình của ngân hàng. 

Bị cáo Bê nói chỉ phê duyệt chủ trương, không biết mục đích thật của ông Danh và các doanh nghiệp giả mạo hồ sơ vay tiền. Bị cáo này không biết mục đích vay tiền, thực tế bị cáo Danh dùng tiền làm gì, do đó không thể buộc bị cáo đồng phạm tội cố ý làm trái. Sai sót là vì nghiệp vụ của cấp dưới, bị cáo không phục cáo buộc của VKS. 

HĐXX đề nghị VKS đánh giá một cách khách quan, đảm bảo không oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Đối với các bị cáo là cán bộ BIDV Gia Định, qua thẩm vấn, tranh tụng tại tòa, đại diện VKS xác định lại các bị cáo vi phạm một điều khoản khác với nội dung cáo trạng truy tố. Như vậy cần xác định lại để có căn cứ xét xử phù hợp, đúng người, đúng tội. 

Bị cáo Danh và các bị cáo đề nghị HĐXX xem xét 4.500 tỉ đồng chuyển về VNCB để tăng vốn điều lệ. Đây là tiền vay từ ba ngân hàng nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. 

Số tiền này theo tài liệu có thể hiện đã chuyển về VNCB, được VNCB sử dụng. Vậy bị cáo Danh có hành vi cố ý làm trái, gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng. Trong số hơn 6.000 tỉ đồng, Danh đã chuyển 4.500 tỉ đồng vào VNCB. Vậy cần xác định VNCB thiệt hại hơn 6.000 tỉ đồng hay bao nhiêu cần phải làm rõ. 

Theo HĐXX, căn cứ xem xét thiệt hại này cần phải được đảm bảo phù hợp với đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cũng như ý kiến của Thủ tướng Chính phủ khi ông Danh và đồng phạm bị bắt, nếu có.

8. Huỳnh Huyền Như lĩnh án chung thân

Chiều tối 9/2, sau 2 ngày xét xử “đại án" kinh tế Huỳnh Thị Huyền Như (40 tuổi, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) - chi nhánh (CN) TP Hồ Chí Minh) và Võ Anh Tuấn (46 tuổi, nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank- CN TP Hồ Chí Minh) trong việc lừa đảo chiếm đoạt trên 1.085 tỷ đồng của 5 công ty, HĐXX đã tuyên án.

Theo đó, HĐXX đã tuyên phạt mức án tù chung thân, tổng hợp hình phạt với bản án trước mức hình phạt chung là tù chung thân; Võ Anh Tuấn 7 năm tù, tổng hợp hình phạt chung với bản án trước là 27 năm tù.

Về phần trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc Huyền Như bồi thường cho 5 công ty số tiền 1.085 tỉ đồng đã chiếm đoạt, trong đó Tuấn liên đới cùng Huyền Như bồi thường cho công ty Hưng Yên 200 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, từ năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như đã vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang.

Bị cáo Huyền Như

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như

Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, Như không còn khả năng thanh toán.Từ ngày 1/9/2001 đến 24/6/2010, Như là cán bộ của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh TP.HCM, đến ngày 25/6/2010, Huỳnh  Thị Huyền Như được bổ nhiệm là quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ chi nhánh TP.HCM.

Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2011đến tháng 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt được 1.085 tỷ đồng của 5 công ty. Trong đó, Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng của Công ty Hưng Yên, 170 tỷ đồng của Công ty An Lộc, 380 tỷ đồng của Công ty Phương Đông, 124 tỷ đồng của Công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu, 209,9 tỷ đồng của Công ty SBBS.

9. Năm 2018: Năm nở rộ lừa đảo tiền mã hóa tại Việt Nam

Cuối năm 2017, đường dây lừa đảo tiền ảo Alos Coin (viết tắt là AOC) bị phanh phui với hệ thống tại 10 tỉnh thành, hơn 1.400 người tham gia. Nhiều nông dân đổ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng vào AOC với hy vọng làm giàu nhanh bằng lãi suất 180% mỗi năm.

Đường dây này mượn danh tiền ảo, tiền kỹ thuật số nhưng áp dụng chiêu quen thuộc là lấy tiền người sau trả cho người trước với lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đây chỉ là khởi đầu cho những cú lừa ngoạn mục và hoành tráng hơn trong năm 2018.

Những vụ việc như, AOV, Ifan, Sky Mining gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho cơ quan quản lý làm sao theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ toàn mầu hồng.

Những vụ việc như, AOV, Ifan, Sky Mining gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho cơ quan quản lý làm sao theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ toàn mầu hồng.

Đầu tháng 4, hàng chục nhà đầu tư đã kéo đến trụ sở Công ty cổ phần Modern Tech giăng băng rôn tố cáo công ty này đã chiếm đoạt hơn 15.000 tỷ đồng bằng hình thức kêu gọi rót vốn mua đồng tiền ảo iFan, Pincoin. Số tiền 15.000 tỷ đồng được giải thích là quy đổi từ 650 triệu USD ICO (huy động vốn) thành công từ iFan, Pincoin và một số đồng tiền ảo khác do công ty đại diện.

Theo nhà đầu tư, Modern Tech cam kết lợi nhuận thấp nhất 48% một tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Mời thành viên mới vào hệ thống thì được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Để gây dựng lòng tin, đồng iFan hay Pincoin được gắn mác là tiền quốc tế, thành lập tại Singapore, Ấn Độ. Đơn vị vận hành giới thiệu iFan là tiền ảo sử dụng cho các dịch vụ liên quan showbiz.Tuy nhiên, sau 4 tháng ra đời, iFan đã sụp đổ và không có giá trị giao dịch quốc tế. Nhà đầu tư chỉ còn lại danh mục có giá trị được cho là lên đến 15.000 tỷ đồng nhưng không thể rút ra, lãi lùi về 0%. Nạn nhân được ước khoảng 32.000 người.

Đến tháng 7, Sky Mining là trường hợp tiếp theo bị tố lừa đảo. Ngày 23/7, nhiều nhà đầu tư tố cáo không thể liên lạc được với ông Lê Minh Tâm – Tổng giám đốc Công ty Sky Mining (còn gọi là Hợp tác xã Bầu Trời Công Nghệ). Một số xưởng đào tiền ảo bị dọn sạch máy trong đêm. 300 đơn tố cáo được gửi đến cơ quan công an.

Sky Mining tự nhận là công ty đào tiền ảo lớn nhất Việt Nam, bán các gói từ 100 USD đến 5.000 USD để nhà đầu tư mua máy đào. Sau 12 tháng, hợp tác xã sẽ trả lại vốn và lãi đến 300% mức đầu tư. Đóng tiền xong, công ty xuất máy cho nhà đầu tư và họ ký gửi lại để tiến hành đào tiền ảo.

Khi ông Lê Minh Tâm biến mất, nhiều người tuyên bố bị Sky Mining lừa đảo vì đã đóng từ 5 đến 10 tỷ đồng để lấy lãi 0,6% mỗi ngày mà chưa kịp thu hồi vốn. Ông Tâm sau đó phát hành video trên mạng xã hội trấn an rằng đang đi chữa bệnh và hứa sẽ về giải quyết.

Cũng trong tháng 7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C44) đã khởi tố, tạm giam 4 tháng đối với các bị can trong vụ án lừa đảo 6.000 nhà đầu tư thông qua sàn tiền ảo VNCOINS dạng đa cấp. Công ty này vẽ ra các dự án đầu tư ảo để huy động vốn đa cấp, lấy tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước với mức lãi lên đến 1,8% mỗi ngày.

Khi không thể xoay tiền trả lãi, công ty tạo ra tiền ảo VNCOINS, tự định giá và đưa ra mức lợi nhuận 2,5% mỗi ngày để lôi kéo nhà đầu tư chuyển tiền sang sàn tiền ảo. Sự thật, đây cũng là đồng tiền rác, không có giá trị giao dịch.

Các vụ lừa đảo tiền ảo năm 2018 có mức độ tinh vi hơn AOC trong hình thức để lấy lòng tin nhà đầu tư, từ xây dựng ra đồng tiền ảo, lập sàn giao dịch, mua máy đào đến tặng thưởng khủng bằng ôtô sang đến việc khoe có đối tác quốc tế hay người nổi tiếng. Tuy nhiên, đặc điểm chung là hứa hẹn một mức lãi suất không tưởng, gấp hàng chục đầu tư nhà đất hay tiết kiệm ngân hàng. Cùng với đó, mô hình huy động vốn kim tự tháp, lấy tiền người vào sau trả cho người vào trước được tận dụng triệt để.

Một số trường hợp huy động vốn đào tiền ảo sụp đổ nhanh vì biến động của thị trường tiền ảo quốc tế. Sau năm 2017 tăng nóng, thị trường tiền ảo lao dốc thảm họa. Đến hiện tại, đồng Bitcoin đã mất 80% giá trị so với lúc lập đỉnh. Điều này khiến các xưởng đào từ trạng thái lời tốt, dễ trả lãi cho nhà đầu tư sang lỗ nặng chi phí vận hành.

Một số hợp tác xã kiểu Sky Mining chọn cách đột ngột biến mất như đóng cửa văn phòng, lãnh đạo bặt vô âm tín. Và cuối cùng, điểm chung của hầu hết vụ việc là sau khi bị tố cáo hay đổ vỡ, hy vọng lấy lại tiền của nhà đầu tư đến nay gần như bằng không. Nhiều vụ chưa thể đi đến kết thúc và chìm trong im lặng.

Ngoài các hình thức lừa đảo đầu tư tiền ảo, năm 2018 cũng chứng kiến các trò lừa đảo thông qua Internet mượn danh tiền ảo như thông báo thừa kế Bitcoin. Cùng với đó, hơn trăm nghìn người ở Việt Nam cũng bị qua mặt mà không biết, để tội phạm tận dụng tài nguyên máy tính vào việc đào tiền ảo.

10. Cuộc chiến với cắt giảm điều kiện kinh doanh

Nghị quyết 19-2018/NQ-CP Chính phủ ban hành đặt ra chỉ tiêu hoàn thành, bãi bỏ, đơn giản hoá 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh. Hoàn thành và trình Chính phủ ký ban hành trước ngày 31/10/2018.

Tại Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương mới diễn ra gần đây, Tổ công tác của Thủ tướng đã có báo cáo về kết quả cắt giảm điều kiện kinh doanh của các bộ ngành.

Hoạt động kiểm tra chuyên ngành, đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh đã có cải cách, chuyển biến mạnh cả về chất và lượng. Nếu năm 2017, các bộ, cơ quan mới phê duyệt hoặc đề xuất phương án cải cách kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh thì năm 2018 là một năm ghi dấu ấn mạnh mẽ trong khâu thực thi, được minh chứng qua những số liệu cụ thể.

Một số bộ, cơ quan đã có danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh cắt giảm, đơn giản hóa nhưng chưa đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Hiện tại, một số bộ, cơ quan đã có danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh cắt giảm, đơn giản hóa nhưng chưa đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Với việc đơn giản, cắt giảm 6.665 danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và 27 thủ tục kiểm tra chuyên ngành của 8 Bộ đã tiết kiệm cho doanh nghiệp và xã hội khoảng 11.642.068 ngày công/năm, tương đương 5.407 tỷ đồng/năm.

Còn việc cắt giảm, đơn giản 3.015 điều kiện kinh doanh của 9 Bộ đã tiết kiệm cho doanh nghiệp và người dân khoảng 5.911.650 ngày công/năm, tương đương 889,5 tỷ đồng/năm (chưa kể các chi phí tiết kiệm được do không phải duy trì và đáp ứng các điều kiện kinh doanh).

Tuy nhiên, một số bộ, cơ quan còn chậm trễ trong việc trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh, hiện còn tổng số 33 văn bản về kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh chưa được ban hành.

Một số bộ, cơ quan đã có danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh cắt giảm, đơn giản hóa nhưng chưa đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Trong năm 2019, Tổ công tác tiếp tục kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt sẽ tập trung kiểm tra chuyên đề về công tác hoàn thiện thể chế và việc ban hành văn bản theo thẩm quyền nhằm khắc phục và xử lý triệt để tình trạng ban hành các văn bản trái thẩm quyền, trái quy định; kiểm tra chuyên đề trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02, Nghị quyết số 35/NQ-CP, Nghị quyết số 35a/NQ-CP, Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ... và kiểm tra chuyên đề đối với các nhiệm vụ giao có tính cấp bách liên quan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, an sinh xã hội, đời sống người dân cần khẩn trương thực hiện.

Tuy vậy, nhưng kết quả cắt giảm điều kiện kinh doanh của các bộ ngành vẫn khiến dư luận băn khoăn về thực chất chất lượng cắt giảm, tình trạng cài cắm chính sách…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những sự kiện pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh năm 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO