Những tiêu chí “cản bước” nhà thầu - Bài 3: Gói thầu bảo hiểm với yêu cầu “chỉ mặt đặt tên”

Diendandoanhnghiep.vn Trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của nhiều gói thầu bảo hiểm có những tiêu chí mà chủ đầu tư đưa ra mang tính chất “chỉ mặt đặt tên” cho một nhà thầu đáp ứng đầy đủ yêu cầu…

Đó là chia sẻ của một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ về những gói thầu bảo hiểm mà những đơn vị này từng tham gia. Theo các nhà thầu, nhiều tiêu chí, yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra gây hạn chế, làm khó các nhà thầu tham gia.

>>Những tiêu chí “cản bước” nhà thầu - Bài 1: “Chốt chặn” ở gói thầu xây lắp

hihi

Trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của nhiều gói thầu bảo hiểm có những tiêu chí mà chủ đầu tư đưa ra mang tính chất “chỉ mặt đặt tên” cho một nhà thầu đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Ảnh minh họa

Điển hình như hồi tháng 9 vừa qua, một loạt gói thầu bảo hiểm công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Ninh Thuận (gọi tắt là BQL) mời thầu đã vấp phải phản ứng của nhiều nhà thầu. Theo đó, các nhà thầu này cho rằng, hồ sơ mời thầu (HSMT) đưa ra tiêu chí hạn chế sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có đủ năng lực tài chính, uy tín để thực hiện các gói thầu BQL lựa chọn nhà thầu.

Đó là 4 gói thầu bảo hiểm thuộc 2 Dự án. Gói thầu số 30 và 31 thuộc Dự án thành phần 2: Đường từ xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đến ngã tư Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, có giá gói thầu lần lượt là 810,317 triệu đồng và 1,15 tỷ đồng.

Gói thầu số 25 và 26 Bảo hiểm công trình nền mặt đường và các công trình trên tuyến đoạn từ Km3+500 đến cuối tuyến thuộc Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam với Quốc lộ 1 và Cảng biển tổng hợp Cà Ná, giá gói thầu lần lượt là 596,567 triệu đồng và 681,453 triệu đồng; Cả 4 gói đều đấu thầu qua mạng.

Trong quá trình phát hành HSMT các gói thầu trên, hai nhà thầu đã có văn bản đề nghị làm rõ và kiến nghị sửa đổi HSMT. Cả hai đều gửi kiến nghị 2 lần vì cho rằng trả lời lần đầu của BQL không thỏa đáng.

Cụ thể, PVI Hà Nội có văn bản kiến nghị về tiêu chí “tỷ lệ giữ lại phí bảo hiểm gốc” bình quân 3 năm 2019, 2020, 2021 phải đạt mức ≥ 50% tại Chương III HSMT của 4 gói thầu, để đánh giá khả năng tài chính lành mạnh của nhà thầu. Nhà thầu sẽ bị đánh giá “không đạt” nếu không đáp ứng tiêu chí này. Theo PVI, việc đưa ra tiêu chí này là không có cơ sở, không phù hợp quy định. Vì không phải doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm để các nhà tái bảo hiểm nhận tái với tỷ lệ cao như PVI.

Theo phân tích thêm của PVI, “tỷ lệ giữ lại phí bảo hiểm gốc” không phải là chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính về đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Đồng thời, với bảo hiểm dự án, rủi ro lớn, thì càng yêu cầu cao đối với tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm là công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu của những nhà bảo hiểm lớn trong việc dàn trải rủi ro và tổn thất; phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc, đặc biệt là trong những trường hợp xảy ra các sự cố thảm họa hay tích luỹ rủi ro. Công cụ giúp cho khách hàng yên tâm hơn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm gốc, nhờ có tái bảo hiểm mà khách hàng có thể nhận được bồi thường chính xác, đầy đủ và kịp thời…

PVI cho rằng, hiện nay chỉ có 2 đơn vị bảo hiểm đáp ứng các HSMT với tư cách tham gia độc lập hoặc đứng đầu liên danh là PJICO và MIC.

Trong công văn làm rõ gói thầu số 31, Công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI) Bình Định cũng cho rằng, HSMT hạn chế sự tham gia của nhiều nhà thầu; trong khi đó, với quy mô, tính chất của gói thầu 31 thì có nhiều công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam có đủ năng lực, uy tín và kinh nghiệm để thực hiện. PTI Bình Định kiến nghị một số tiêu chí như “chỉ số ROE” 2019 - 2021 ≥ 8%; tiêu chí “quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dao động lớn tại thời điểm 31/12/2021 để đảm bảo yếu tố dự phòng khi có tổn thất lớn xảy ra ≥ 132 tỷ đồng”.

Bên cạnh đó, cả PVI Hà Nội và PTI Bình Định đều chỉ ra tại Yêu cầu kỹ thuật Chương V, giá trị yêu cầu bảo hiểm phần vật chất HSMT để trống, không có tổng số tiền bảo hiểm. Các nhà thầu đề nghị BQL làm rõ để nhà thầu có cơ sở dự thầu. Tuy nhiên, trong công văn trả lời cả 2 lần, BQL đều không nhắc đến nội dung này.

Được biết, trong cả 2 lần trả lời với 2 nhà thầu, BQL đều bảo lưu HSMT, chỉ gia hạn thêm thời gian phát hành HSMT.

>>Những tiêu chí “cản bước” nhà thầu - Bài 2: “Chiêu trò” tại các gói thầu mua sắm

hihii

 “Quy chế sử dụng dịch vụ bảo hiểm” của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) căn cứ theo Quyết định 6097 được ban hành khiến một loạt các doanh nghiệp bảo hiểm đã lên tiếng phản ứng và kiến nghị bởi các đơn vị này cho rằng, trong quy chế có một số quy định làm “hạn chế cạnh tranh và định hướng nhà thầu”. Ảnh minh họa

Hay như năm 2020 trước đó, “Quy chế sử dụng dịch vụ bảo hiểm” của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) căn cứ theo Quyết định 6097 được ban hành khiến một loạt các doanh nghiệp bảo hiểm đã lên tiếng phản ứng và kiến nghị bởi các đơn vị này cho rằng, trong quy chế có một số quy định làm “hạn chế cạnh tranh và định hướng nhà thầu”.

Ngay sau đó, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Công ty Bảo hiểm PJICO Hà Nội (PJCOHN), Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Nội (PTIHN) đồng loạt có văn bản gửi cơ quan chức năng và các cơ quan thông tấn báo chí, phản ánh một số nội dung được cho là “bất hợp lý” nhằm “hạn chế cạnh tranh và định hướng nhà thầu”.

Theo Bảo Việt, với quy định tiêu chí “Nhà cung cấp bảo hiểm đạt được xếp hạng tài chính ở mức an toàn (secured) từ bởi một trong các tổ chức xếp hạng quốc tế như A.M Best, Standard & Poor, Moody's, Fitch;” thì hiện tại trên thị trường các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước chỉ có 5/30 đơn vị có xếp hạng của các tổ chức tài chính trên.

Nếu áp dụng, ngay lập tức đã loại bỏ cơ hội tham gia cạnh tranh của 25 công ty bảo hiểm phi nhân thọ còn lại trên thị trường.

Trước kiến nghị của các doanh nghiệp về quyết định này của PVN tại thời điểm này, trong Văn bản số 116/QLĐT-CS ngày 7/2/2020, Cục Quản lý đấu thầu cho rằng, trường hợp hoạt động mua bảo hiểm của PVN thuộc dự án đầu tư phát triển thì trong hồ sơ mời thầu không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng (khoản 2, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP).

Cục Quản lý đấu thầu đã nêu quan điểm và đề nghị: “PVN cần cân nhắc việc đưa ra các tiêu chí đánh giá để không hạn chế sự tham gia của nhà thầu khi tham dự thầu các gói thầu bảo hiểm của PVN” đồng thời cảnh báo: “PVN thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình”.

Đưa ra nhận định để nhận diện những tiêu chí hạn chế nhà thầu tại các gói thầu bảo hiểm, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN cho rằng, bên cạnh những kiến nghị của các doanh nghiệp về những tiêu chí “bất thường” trên đây, còn có ba yêu cầu thường xuyên được các chủ đầu tư áp dụng. Cụ thể, đó là trong HSMT gói thầu bảo hiểm, đấu thầu rộng rãi trong nước đưa ra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm như: “Nhà cung cấp bảo hiểm đạt được xếp hạng tài chính ở mức an toàn bởi một trong các tổ chức xếp hạng quốc tế như A.M Best, Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch” và coi đây là tiêu chí để loại bỏ nhà thầu nếu không đáp ứng.

Bởi theo luật sư Hiệp, theo thống kê, trên thị trường Việt Nam hiện chỉ có 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã thực hiện xếp hạng quốc tế. Với điều kiện này, khoảng 25 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác được đánh giá năng lực tài chính tốt theo tiêu chuẩn, quy định trong nước vẫn bị loại.

Yêu cầu thứ hai theo vị luật sư này là HSMT đưa ra các tiêu chí đánh giá về kỹ thuật và quy định điểm tối thiểu cho cả các tiêu chí đánh giá nhỏ trong tiêu chí đánh giá tổng quát; trong đó chỉ duy nhất 01 doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng tất cả các tiêu chí.

Một yêu cầu nữa theo luật sư Hiệp, là HSMT đưa ra yêu cầu về hợp đồng tương tự mang tính khu biệt mà chỉ có rất ít nhà thầu đáp ứng.

Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp dẫn chứng như: gói thầu cung cấp dịch vụ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thuộc Chương trình 135, HSMT đưa ra yêu cầu hợp đồng tương tự phải là hợp đồng đào tạo, tập huấn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững.

“Trong khi đó, nội dung gói thầu chủ yếu gồm các hạng mục: bố trí giảng viên, quản lý tổ chức lớp học, bố trí ăn nghỉ cho học viên, giảng viên, chuẩn bị hội trường, tài liệu, văn phòng phẩm, nước uống, phát các khoản hỗ trợ cho học viên (ăn, ở, đi lại và phụ cấp)…”, luật sư Hiệp nêu ví dụ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711635368 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711635368 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10