Những ước vọng chưa thành của FPT Retail

Diendandoanhnghiep.vn 3 chuỗi bán lẻ đang rơi vào tình thế khó khăn, cổ phiếu đang rơi vào một cơn khủng hoảng về giá, "vận đen" còn đeo bám FPT Retail đến bao giờ?

Những nỗ lực chưa thành

Chốt phiên giao dịch ngày 20/1 trên Sàn Giao dịch chứng khoáng TP.HCM (HOSE), FRT vẫn giữ ở mức 18.400 đồng. Tuy nhiên, cổ phiếu FRT đã "mất giá" trong nhiều tháng qua.

Ba háng trước, giá cổ phiếu FRT loanh quanh mức 43.900 đồng. Như vậy trong ba tháng, cổ phiếu FRT đã mất giá khoảng 58%. 6 tháng trước, giá FRT khi ấy đứng ở mức 53.700, thì trong sáu tháng qua cổ phiếu FRT mất đi 66% giá.

Cần nhớ rằng, cổ phiếu FRT lên sàn vào ngày 26/4/2018 với mức giá tham chiếu là 125.000 đồng. Ngay trong phiên mở màn, cổ phiếu FRT đã tăng giá trần +20% nhưng vẫn còn nhiều lệnh đặt mua không thể khớp vì hết dư bán. Ở thời điểm đó, giá cổ phiếu FRT đã bị làm giá cao hơn giá trị thực!

Nếu tính từ mức giá tham chiếu vào ngày bắt đầu niêm yết cách đây gần hai năm, giá cổ phiếu FRT đã mất đi hơn 85%.

giữa bối cảnh ICT đang giảm nhiệt, những nỗ lực của FRT vẫn chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Giữa bối cảnh ICT đang giảm nhiệt, những nỗ lực của FRT vẫn chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Khi chứng kiến mã này giảm giá, hồi đầu năm 2019, tại đại hội cổ đông của công ty, bà Nguyễn Bạch Điệp - CEO và Chủ tịch HĐQT FRT - cho biết ban điều hành chưa có kinh nghiệm nhiều về sàn chứng khoán, và cũng phải thốt lên "không biết vì sao cổ phiếu lại xuống thấp như vậy". 

Theo giới quan sát, giữa bối cảnh ICT đang giảm nhiệt, những nỗ lực của FRT vẫn chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Đặc biệt, giá cổ phiếu vài tuần trở lại đây lao dốc mạnh, song hành với sự sụt giảm đáng kể của lợi nhuận tháng 10/2019 do thiếu vắng doanh thu từ các chương trình F.Friend và trợ giá điện thoại di động, cũng như dự phòng nợ xấu liên quan đến 2 chương trình này.

Trong khi chuỗi dược vẫn ở giai đoạn đầu tư mở rộng, dự kiến chỉ có thể đóng góp lợi nhuận trong 2-3 năm tiếp theo, FRT tiếp tục đối mặt với bài toán tăng trưởng tương lai gần. Chưa kể, Công ty còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ mạnh – Thế giới Di động (MWG) - đặc biệt trong xu hướng tiêu dùng ngành ICT chuyển từ hàng cao cấp sang hàng giá rẻ.

Khủng hoảng chiến lược?

Sự sụt giảm của FRT trong thời gian qua khiến dư luận đặt câu hỏi, chuyện gì đang xảy ra với FRT sau khi FPT dần thoái vốn tại công ty con này xuống dưới mức 50%?

Trang vnreview dẫn lại một bài phân tích trên ssi.com.vn ngày 28/11/2019 có chỉ ra một số điểm khiến FRT mất đi 67% vốn hóa (tính đến thời điểm đó).

Thứ nhất, tính đến hết tháng 10/2019, tổng doanh thu của FRT đạt 13.755 tỉ đồng, tăng 11,8% so với cùng kì năm 2018; song về lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều giảm so với cùng kì năm trước lần lượt là 8,3% và 10,6%.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 302 tỉ so với 329 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 236 tỉ so với 264 tỉ đồng.

Lợi nhuận giảm được cho rằng một phần do FRT tiếp tục trích lập dự phòng nợ xấu cho chương trình bán hàng trả góp F-Friends và bán hàng trợ giá Subsidy. Đến thời điểm tháng 10/2019, FRT đã phải trích lập dự phòng 27 tỉ đồng.

Hãy đặt một giả thiết, trong trường hợp nếu FRT không trích lập dự phòng khoản 27 tỉ đồng trên, tổng lợi nhuận trong 10 tháng của doanh nghiệp này cũng chỉ ngang ngửa với năm 2018 chứ không có tăng trưởng, trong khi doanh thu lại tăng.

Nguyên nhân sâu xa của việc tăng trưởng doanh thu không cao và lợi nhuận giảm cũng có phần được cho là do thị trường điện thoại và ICT mà FRT đang kinh doanh đã có dấu hiệu bão hòa.

Thứ hai, hướng đi mua lại chuỗi dược Long Châu và phát triển mở rộng chưa mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho FRT.

Một phần bởi mạng lưới nhà thuốc Long Châu chưa nhiều, mới chỉ tập trung chủ yếu tại TP.HCM.

Theo kế hoạch phát triển của FRT, năm 2019 Long Châu sẽ tăng lên 70 cửa hàng và đóng góp 500 tỉ doanh thu, chiếm tỉ trọng 2,8% tổng doanh thu; năm 2020 "bùng nổ" hơn với 270 nhà thuốc, đạt doanh thu 1.900 tỉ đồng và chiếm tỉ trọng cũng chỉ 9,3% tổng doanh thu.

Điều đó cho thấy, "chiếc bánh" thị trường bán lẻ dược phẩm trông ngon ăn nhưng trên thực tế cũng không như kì vọng vì doanh thu trên mỗi nhà thuốc chưa thể sánh với doanh thu của siêu thị điện thoại. Trong khi đó, thương hiệu Long Châu mới được biết đến ở phạm vi hẹp, chưa chiếm lĩnh được thị phần đáng kể.

Chuỗi nhà thuốc Long Châu sẽ phải nhờ đến công thức "thuyền lên nước lên" và ngược lại.

Nghĩa là, cùng với sự phát triển tự thân mà FRT đã định hướng cho chuỗi Long Châu tạo ra thương hiệu được nhận diện nhiều hơn, thu hút người tiêu dùng rộng hơn, còn phải trông chờ vào mức chi tiêu cho thuốc của người dân tăng lên theo thời gian (2020: 85USD/người; 2025: 163USD/người).

Có thể thấy yếu tố có tính tác động quan trọng đến chiến lược, tính sáng tạo, sự xoay chuyển linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp mà FRT đang rất cần có, trong khi đối thủ là Thế Giới Di Động đã có và đang triển khai bước đầu khả quan. Đi cùng với đó là vai trò của nhà lãnh đạo. 

Vẫn khó trăm bề

FRT trong năm 2019 rất năng động khi có giai đoạn hợp tác với chuỗi Nguyễn Kim để bán điện máy, đồng thời mở trang mua hàng xuyên biên giới, và mở bán mắt kính hồi cuối năm.

Doanh thu chính của FRT hiện nay đến từ chuỗi FPT Shop, vốn phụ thuộc lớn vào mặt hàng điện thoại di động. Ngoài ra, công ty này đang mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu, được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Thời gian qua, công ty đã cố gắng thực hiện một số sáng kiến để tăng doanh số cho các cửa hàng của FPT, đơn cử có (i) chương trình nâng cấp, (ii) thêm các ki-ốt kính mát và (iii) thêm trung tâm máy tính xách tay bên trong các cửa hàng của FPT; tuy nhiên công tác mở rộng ngành hàng mới trên vẫn đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm, chương trình nâng cấp chưa mang lại kết quả như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, nhận thấy rằng người tiêu dùng dần dần thay đổi từ mua sắm kênh offline sang kênh online để thuận tiện và giá rẻ hơn, FRT đã cố gắng đẩy mạnh số lượng khách truy cập online trang web fptshop.com.vn thông qua kinh doanh (1) sản phẩm điện tử tiêu dùng của Nguyễn Kim và (2) sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức thông qua Fado, một trang web thương mại điện tử xuyên biên giới.

Kết quả thu về, FRT mới đây đã không đạt được thỏa thuận chung với Nguyễn Kim, trang web Fado cũng không hấp dẫn khách hàng, SSI Research nhận định, nguyên nhân bởi hầu hết các mô tả sản phẩm bằng tiếng Anh khiến khách hàng khó có thể đọc hiểu và thời gian giao hàng quốc tế dài.

Mặc dù cho rằng doanh thu từ các cửa hàng hiện tại của FPT có thể sẽ diễn biến sát với tăng trưởng ngành điện thoại di động, giới phân tích vẫn e ngại tăng trưởng có thể giảm do người tiêu dùng hiện ưa chuộng điện thoại di động giá rẻ hơn các sản phẩm cao cấp.

Sang năm 2020, việc mở rộng cửa hàng (đối với cả hai chuỗi nhà thuốc và cửa hàng ICT) được kỳ vọng sẽ giúp duy trì tăng trưởng lợi nhuận ở mức một chữ số, mặc dù quy mô ngành điện thoại di động có thể thu hẹp và ước tính lỗ từ chuỗi nhà thuốc.

Được biết với mảng ICT trong năm 2019, FRT đã lên kế hoạch mở mới 100 cửa hàng FPT, nhưng chỉ mở được 52 cửa hàng kể từ đầu năm, do đó có khả năng không đạt kế hoạch về số lượng cửa hàng. SSI Research cho rằng tốc độ mở rộng chậm như vậy có thể do hạn chế về mặt bằng cho thuê thương mại.

Tính đến cuối tháng 10, số lượng cửa hàng FPT đạt 585, chỉ tăng 1 cửa hàng trong tháng 10 và tăng 52 cửa hàng kể từ đầu năm.

Ngành bán lẻ điện thoại di động năm 2019 chứng kiến Viễn Thông A - "anh cả" lâu đời nhất trong số các chuỗi hiện nay tại Việt Nam - phải đóng cửa sau khi được Vingroup mua lại. Trong khi đó, chuỗi cửa hang nên làm ra là Thế Giới Di Động dù chưa công bố kết quả kinh doanh tháng 12 nhưng khả năng cao chỉ đạt hơn 90% kế hoạch doanh thu năm 2019 (dù lợi nhuận có khả năng vượt kế hoạch). Đó là chưa kể một số trang thương mại điện tử đa ngành cũng phải giải thể.

Và như vậy, lợi nhuận thời gian tới của FRT (chủ yếu từ bán di động) có thể tiếp tục chịu ảnh hường tiêu cực từ tăng trưởng ngành ICT âm; chưa kể việc mở mới cửa hàng để giành thị phần trong một ngành đang suy giảm sẽ gây khó khăn cho Công ty này, điều này lý giải cho ước tính tăng trưởng lợi nhuận thấp và do đó định giá thấp, giới phân tích cho hay.

Chuỗi Long Châu trong ngắn hạn đối mặt rủi ro khi chuyển đổi mô hình cũng như kế hoạch mở mới khó thành

Điểm sáng mới đây từ chuỗi dược Long Châu, 11 tháng FRT đã hoàn tất kế hoạch mở 70 cửa hàng. Sang năm 2020, FRT sẽ tập trung nhiều hơn vào việc mở rộng nhà thuốc sau khi các vấn đề hợp nhất được giải quyết (chuyển đổi pháp nhân của các cửa hàng Long Châu từ hộ gia đình kinh doanh sang doanh nghiệp). Công ty cũng ước tính chuỗi dược sẽ tạo lợi nhuận dương kể từ 2021. Đến năm 2022, mảng này sẽ đóng góp doanh thu ước 6.500 tỷ đồng, chiếm 30% thị phần.

Với kế hoạch đầy tham vọng sẽ dần mở tổng cộng 550 nhà thuốc đến năm 2022 (150 cửa hàng vào năm 2020, 200 cửa hàng vào năm 2021 và 200 cửa hàng vào năm 2022), Công ty có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch về số lượng cửa hàng cho chuỗi nhà thuốc, dựa trên năng lực mở rộng cửa hàng hiện có, theo SSI Research.

Song song, chuỗi Long Châu trong ngắn hạn sẽ chịu rủi ro về việc chuyển đổi chuỗi nhà thuốc Long Châu - từ việc bán các sản phẩm tiểu ngạch sang các sản phẩm chính ngạch, điều này sẽ cộng thêm 10% thuế GTGT vào giá vốn hàng bán.

Được biết, chuỗi Long Châu khác biệt so với các chuỗi nhà thuốc và cửa hàng thuốc truyền thống khác nhờ sự đa dạng sản phẩm. Trung bình, các nhà thuốc Long Châu bán hơn 6.000-7.000 SKU, so với chỉ 1.000 SKU của các đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, Long Châu còn bán thuốc nhập khẩu và thực phẩm chức năng mà các đối thủ cạnh tranh ít bán. Những sản phẩm nhập khẩu này được mang về Việt Nam theo đường xách tay và các phương thức tiểu ngạch, bán tại các hộ kinh doanh nhỏ lẻ do đó có giá rẻ hơn. Nếu FRT chuyển đổi tất cả các nhà thuốc Long Châu từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ sang một doanh nghiệp (để hợp nhất báo cáo tài chính FRT), điều này không chỉ thêm 10% thuế VAT vào chi phí bán hàng, mà còn khiến Công ty không thể bán nhiều thuốc và thực phẩm chức năng nhập khẩu qua đường xách tay như trước đây, do đó làm giảm danh mục sản phẩm trong ngắn hạn.

Nhìn vào đường hướng kinh doanh của chuỗi bán lẻ điện thoại lớn thứ hai trong bối cảnh hiện nay, chúng ta ít thấy được nét mới mang lại sự bù đắp nhanh doanh thu và lợi nhuận trong ngắn hạn, trong khi chuỗi Long Châu thì còn phải chờ…

Với thực tế hiện nay, FRT khó có thể đạt được mục tiêu đề ra: Giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng 23,9%/năm cho doanh thu và 33,5%/năm cho lợi nhuận sau thuế.

Khi sự kì vọng của nhà đầu tư vào FRT giảm sút thì hệ quả chắc chắn sẽ thể hiện rõ ở giá cổ phiếu FRT trên thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những ước vọng chưa thành của FPT Retail tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713411431 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713411431 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10