Ít nhất 42% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết họ sẽ tăng vốn đầu tư vào cuối năm 2022, bất chấp niềm tin bị giảm sút bởi sự bất ổn của kinh tế toàn cầu.
>>>EVFTA khẳng định vai trò đòn bẩy cho thương mại Việt Nam – EU
Mới đây, trong cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam được công bố và thực hiện bởi YouGov Decision Lab, đã bị sụt giảm trong quý thứ hai liên tiếp ở mức 62,2 điểm phần trăm, giảm 6,4 điểm phần trăm so với quý 2 và giảm 10,8 điểm so với quý I / 2022.
Theo báo cáo của EuroCham: “Đây là thời điểm mà các điều kiện kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều biến động do xung đột leo thang ở Ukraine, cùng với đó là áp lực lạm phát dai dẳng, tình trạng thiếu lao động trên toàn thế giới và tăng trưởng chậm chạp trên toàn cầu”.
Trên thực tế, Eurocham Business Climate Index hay còn gọi là BCI, là cuộc khảo sát hàng quý của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp địa phương có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp châu Âu. BCI cho quý 4 năm 2022 có 231 người trả lời trong số 2.259 nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể được liên hệ. Khảo sát này được tiến hành kể từ năm 2011.
Rõ ràng, kết quả BCI quý 4 năm nay đã cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu đã giảm nhẹ. Chỉ khoảng 42% số người tham gia khảo sát dự đoán rằng nền kinh tế sẽ ổn định hoặc cải thiện trong quý 4 năm 2022. Đây là mức giảm 18 điểm phần trăm so với quý I năm nay. Tương tự, tỷ lệ những người dự đoán suy thoái kinh tế tăng 7 điểm lên 19%.
“Chỉ số BCI sụt giảm có thể phản ánh sự bất ổn của nền kinh tế Việt Nam, mặc dù vậy, đây vẫn được coi là một chỉ dấu tích cực về tăng trưởng khi đất nước đang phục hồi”, báo cáo cho biết.
>>>“Cơn gió ngược” từ chính sách zero-Covid của Trung Quốc
>>>Để nông sản vào EU hết “ăn may” mùa vụ
Tuy nhiên, về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), báo cáo cho thấy, 17% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng, họ đã chuyển ít nhất một phần hoạt động của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam, phản ánh sự thay đổi chuỗi cung ứng rộng rãi hơn với một số doanh nghiệp đang lựa chọn chiến lược “Trung Quốc cộng một”. Trong số đó, có đến 59% số doanh nghiệp khảo sát cho biết, nguồn vốn FDI của công ty họ vào Việt Nam có thể sẽ tăng lên ở một mức độ nào đó.
Hồi cuối tháng 9 vừa qua, Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, với một nhóm hơn 1.800 công ty, đã bày tỏ quan điểm tiêu cực về chính sách chống dịch của Trung Quốc. Đặc biệt, có đến một phần tư các công ty xem xét chuyển các khoản đầu tư hiện tại hoặc lên kế hoạch ra khỏi Trung Quốc, tỷ lệ phần trăm cao nhất trong thập kỷ qua.
Trên thực tế, chính sách chống dịch “không linh hoạt và nhất quán” của Trung Quốc đã và đang làm tê liệt các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp của châu Âu và cũng tạo cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng trong khảo sát của EuroCham cho thấy, chìa khóa để tăng mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải xem xét giảm thiểu các thủ tục hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng. Theo sau đó là năng lực nguồn nhân lực được cải thiện, giúp các chuyên gia nước ngoài dễ dàng xin thị thực hơn và thuế suất thấp hơn cho các công ty nước ngoài.
“Việt Nam có thể tăng mức FDI này bằng cách giảm bớt khó khăn về hành chính (68%), cải thiện cơ sở hạ tầng (53%), phát triển năng lực nguồn nhân lực (39%) và giảm rào cản thị thực đối với chuyên gia nước ngoài (39%)”, báo cáo cho biết.
Chủ tịch EuroCham, Alain Cany cũng đã nhận định: “Việt Nam mang lại cơ hội đầu tư lớn cho các doanh nghiệp châu Âu và chúng tôi rất vui mừng về triển vọng của đất nước trong trung và ngắn hạn. Thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU và cam kết chung của chúng tôi về phát triển bền vững, các công ty Việt Nam và châu Âu có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng”.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành của YouGov Decision Lab, Thue Quist Thomasen cũng đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam. Ông cho rằng: “Bằng cách kiềm chế lạm phát, cải thiện xếp hạng tín dụng và tiếp tục tăng trưởng GDP, câu chuyện của Việt Nam trở nên ít bi quan hơn trên toàn cầu. BCI Việt Nam sụt giảm, nhưng đây vẫn là mức trên trung bình, cho thấy các doanh nghiệp vẫn duy trì sự lạc quan về triển vọng phát triển trong tương lai”.
Có thể bạn quan tâm
Truyền thông châu Âu: “Việt Nam đang có một thương hiệu ô tô rất mạnh và hấp dẫn”
11:40, 21/10/2022
Châu Âu chật vật đối phó khủng hoảng năng lượng
03:30, 11/10/2022
Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu lạc quan về tương lai của Việt Nam
11:00, 17/09/2022
Doanh nghiệp Châu Âu ghi nhận sự "đột phá" cải cách của ngành hải quan
00:32, 13/09/2022
ECB tăng lãi suất, kinh tế Châu Âu sẽ suy giảm mạnh hơn
08:55, 11/09/2022