Ninh Thuận: Bám sát Chỉ thị 32-CT/TW để phát triển ngành thuỷ sản bền vững

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 07/06/2024 00:30

Tập trung thực hiện các nội dung tại Chỉ thị số 32-CT/TW, trong đó, chú trọng công tác vận động, nắm tình hình, ngăn chặn ngay từ trong bờ đối với những tàu cá và ngư dân cố ý vi phạm IUU.

>>Hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Khắc Lâm – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, xoay quanh một số giải pháp chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp IUU để gỡ “thẻ vàng EC” cho ngành thuỷ sản Việt Nam.

trong thời gian tới, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu qua công tác chống khai thác bất hợp pháp IUU. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục chỉ đạo giải quyết đăng ký cho số tàu cá không đủ thành phần hồ sơ trên địa bàn tỉnh, theo quy định tại Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2024;

Ông Nguyễn Khắc Lâm – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận: nhằm tiếp tục triển khai có hiệu qua công tác chống khai thác bất hợp pháp IUU, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo giải quyết đăng ký cho số tàu cá không đủ thành phần hồ sơ trên địa bàn tỉnh, theo quy định tại Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2024.

Xin ông cho biết những khó khăn, tồn tại của Ninh Thuận trong quá trình thực hiện các khuyến cáo của EC về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp IUU? Các giải pháp đồng bộ được địa phương thực hiện ra sao?

Những điểm khó khăn, tồn tại mà NinhThuuận cần phải tập trung để thực hiện theo các khuyến cáo của EC. Thứ nhất là tỉnh hiện đang còn 417 tàu cá “3 không”. Thứ hai là tỉnh còn 38 trường hợp tàu cá mất kết nối trên 6 tháng. Thứ ba là tỉnh vẫn còn nhiều tàu cá dưới 15 mét chưa được gia hạn giấy phép.

Hiện nay, UBND Ninh Thuận đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức rà soát và thực hiện đăng ký lại với những tàu cá “3 không”. Về vấn đề tàu cá mất kết nối trên 6 tháng, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành và lực lượng chức năng kiểm tra tuyền truyền, xác định cụ thể vị trí tàu cá, lý do không bật thiết bị giám sát hành trình, đồng thời trong thời gian tới tỉnh tăng cường  tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS) theo chỉ đạo của Chính phủ tại Công điện số 49/CĐ-TTg.

Đối với nhóm tàu từ 6 đến dưới 15 mét đang hết hạn giấy phép, hiện nay tỉnh tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn chủ tàu gia hạn giấy phép khai thác thủy sản, đồng thời kiên quyết không để nhóm tàu này tham gia khai thác thủy sản trên biển.

Để thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định để phát triển bền vững ngành thuỷ sản, Ninh Thuận đã đưa ra Chương trình hành động cụ thể như thế nào, thưa ông?

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch số 309-KH/TU thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW với 4 nội dung chính. Trong đó, tập trung các nội dung như: “chú trọng công tác vận động, nắm tình hình, kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn ngay từ trong bờ đối với những tàu cá và ngư dân cố ý vi phạm, nhất là khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài” và “tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực thi pháp luật, xử lý triệt để các hành vi vi phạm. Kịp thời điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân tỉnh Ninh Thuận đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài”.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có các chỉ đạo kịp thời bằng văn bản (văn bản số 1917/UBND-KTTH về việc thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ; văn bản số 1859/UBND-KTTH ngày 02/5/2024; văn bản số 1859/UBND-KTTH ngày 02/5/2024; văn bản số 1904/UBND-KTTH ngày 06/5/2024 về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chống khai thác IUU và chuẩn bị làm việc với Thanh tra của EC lần thứ 5).

Đặc biệt, trong thời gian tới, nhằm triển khai có hiệu qua công tác chống khai thác bất hợp pháp IUU, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục chỉ đạo giải quyết đăng ký cho số tàu cá không đủ thành phần hồ sơ trên địa bàn tỉnh, theo quy định tại Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2024; tập trung tổ rà soát cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với nhóm tàu dưới 15 mét theo quy định và xử lý nghiêm các trường hợp không có giấy phép khai thác thủy sản; tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý tàu cá vi phạm quy định về lắp đặt, sử dụng giám sát hành trình tàu cá (VMS).

>>Gỡ “thẻ vàng” thuỷ sản: Không chỉ vì IUU, EC mà vì ngành thuỷ sản bền vững

Việc chống khai thác IUU vẫn còn là một hành trình dài. Theo ông, mấu chốt quan trọng nhất trong hành trình tháo gỡ thẻ vàng này là gì?

Về phía tỉnh Ninh Thuận, mấu chốt quan trọng nhất là tỉnh cần bám sát Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư; Kế hoạch số 309-KH/TU thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW với 4 nội dung chính của Ban thường vụ tỉnh.

Trên cơ sở các kế hoạch chống khai thác IUU của tỉnh đã ban hành, thì việc nâng cao nhận thực của hệ thống các cơ quan quản lý; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu hoàn thành mục tiêu đã đề ra, tập trung không để xảy ra tình trạng tàu cá của tỉnh Ninh Thuận vi phạm khai thác IUU, là vấn đề được Ninh Thuận quán triệt trong toàn hệ thống chính trị nhằm thực hiện nghiêm để đạt được hiệu quả cao nhất.

Để góp phần cho sự ổn định của ngành thuỷ sản cũng như đời sống của ngư dân, Ninh Thuận sẽ tiếp tục thực hiện đúng các giải pháp mà Chính phủ chỉ đạo và các Bộ hướng dẫn. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tiếp tục có những giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá, có định hướng mới trong việc chuyển đổi nghề, sinh kế đối với nhóm tàu nhỏ. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; thiết lập chuỗi sản xuất bền vững, hệ sinh thái toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển lâu dài, có uy tín, khả năng cạnh tranh cao.

Đồng thời, căn cứ trên những quy hoạch cụ thể, tỉnh sẽ chú trọng bảo tồn, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản; phát triển ngành thuỷ sản phải gắn với bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân và người lao động có liên quan; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Trường Sa cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU

    04:00, 01/06/2024

  • Nam Định: Quyết liệt triển khai chống khai thác IUU

    00:10, 24/05/2024

  • Hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU

    01:00, 14/05/2024

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 8/5: Hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU

    04:01, 08/05/2024

  • Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu triển khai nhiều giải pháp phòng chống IUU

    10:14, 07/05/2024

  • Gỡ “thẻ vàng” thuỷ sản: Không chỉ vì IUU, EC mà vì ngành thuỷ sản bền vững

    03:00, 06/05/2024

  • Chống khai thác IUU: Vì sự phát triển ngành thuỷ sản ổn định và bền vững

    04:28, 27/04/2024

  • Khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả chống khai thác IUU

    00:20, 26/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ninh Thuận: Bám sát Chỉ thị 32-CT/TW để phát triển ngành thuỷ sản bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO