NÓNG: Sửa Nghị định 100, chính sách nhà ở xã hội được “giải cứu”

PHƯƠNG UYÊN 02/04/2021 18:43

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Trong đó, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về mức vốn, lãi suất, thời hạn vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

Ngày 1/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Ngày 1/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Cụ thể, về mức vốn vay, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP quy định trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà.

Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

Với lãi suất vay, lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cho từng thời kỳ.

Lãi suất cho vay tại các tổ chức tín dụng được chỉ định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ.

Thời hạn vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. (Trước đó, Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định thời hạn vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên).

Dự án nhà ở xã hội Bright City chậm tiến độ cả một thập kỷ

Dự án nhà ở xã hội Bright City chậm tiến độ cả một thập kỷ

Bên cạnh đó, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung quy định về quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. 

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5 ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà xã hội.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 2 ha tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc nhỏ hơn 5 ha tại các đô thị loại II và loại III thì chủ đầu tư không phải dành quỹ đất 20% và có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất của dự án theo quy định của pháp luật về đất đai. 

Được biết, báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy đến nay có 1.040 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, bao gồm 507 dự án nhà ở xã hội độc lập với tổng diện tích đất hơn 1.375 ha và 533 dự án được xây dựng trên quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị, với diện tích đất hơn 1.983 ha.

Trong đó, đã hoàn thành 248 dự án với quy mô xây dựng khoảng hơn 103.500 căn, tổng diện tích hơn 5,1 triệu m2. Hiện tiếp tục triển khai 264 dự án, quy mô xây dựng khoảng 216.500 căn, với tổng diện tích khoảng 10,8 triệu m2; còn lại 512 dự án chưa triển khai hoặc đang làm thủ tục đầu tư xây dựng.

Tuy vậy, Bộ Xây dựng nhìn nhận với tổng diện tích hơn 5,1 triệu m2 nhà ở xã hội đã xây dựng mới chỉ đạt được khoảng 41,4% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 (12,5 triệu m2 nhà ở).

Xét về số lượng, tính từ năm 2009 đến nay, cả nước có thêm khoảng 5.000 dự án nhà ở thương mại nhưng chỉ có 533 dự án dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội - chiếm khoảng 10%. Phần còn lại các dự án đều thực hiện phương án nộp tiền chuyển giao sử dụng quỹ đất 20% này để được "toàn quyền" khai thác thương mại trên dự án đã được cấp phép.

Hạn chế trên, theo Bộ Xây dựng là do Nghị định 100 có quy định trường hợp dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha, chủ đầu tư dự án được lựa chọn hình thức chuyển giao quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%. Điều này đã khiến cho quỹ đất nhà ở xã hội 20% tại nhiều dự án không có.

Có thể bạn quan tâm

  • BẤT ĐỘNG SẢN CUỐI TUẦN: Chính sách nhà ở xã hội chờ... giải cứu

    BẤT ĐỘNG SẢN CUỐI TUẦN: Chính sách nhà ở xã hội chờ... giải cứu

    13:00, 14/03/2021

  • Bộ Xây dựng lên tiếng về việc môi giới

    Bộ Xây dựng lên tiếng về việc môi giới "chung chi" để được suất mua nhà ở xã hội

    23:00, 02/03/2021

  • Bộ Xây dựng nói gì về việc

    Bộ Xây dựng nói gì về việc "chung chi" bốc thăm mua nhà ở xã hội

    19:57, 02/03/2021

  • Thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn

    Thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn

    05:00, 01/03/2021

  • Nhà ở xã hội “chìm” trong cơn bão giá

    Nhà ở xã hội “chìm” trong cơn bão giá

    07:00, 18/02/2021

  • TP.HCM sẽ đa dạng hóa phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

    TP.HCM sẽ đa dạng hóa phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

    11:06, 24/12/2020

  • Central Capital cam kết đầu tư vào 1.600 nhà ở xã hội tại TP. Cần Thơ

    Central Capital cam kết đầu tư vào 1.600 nhà ở xã hội tại TP. Cần Thơ

    12:29, 27/11/2020

  • Đà Nẵng: Thu hồi hàng trăm căn nhà ở xã hội bố trí cho

    Đà Nẵng: Thu hồi hàng trăm căn nhà ở xã hội bố trí cho "người giàu"

    16:20, 24/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
NÓNG: Sửa Nghị định 100, chính sách nhà ở xã hội được “giải cứu”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO