Nhiều quốc gia “ngóng chờ” kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ. Chưa biết bên nào được lợi, nhưng có thể thấy rõ ràng, nước Mỹ không bao giờ đánh cược lợi ích của chính mình.
Nước Mỹ không hổ danh thông minh đầy toan tính sau cuộc bầu cử giữa kỳ, hai đảng - mỗi bên nắm một viện lập pháp. Đó không phải là thất bại của Trump, cũng không phải thắng lợi của người dân Mỹ, mà đó là kết qủa của phân chia quyền lực như một đặc trưng trong chính trường.
Bởi nước Mỹ chưa chắc hưởng lợi nhiều hơn khi có thêm đối trọng chuyên phản ứng với quyết sách của Tổng thống, và khi được giám sát chặt hơn - về lâu dài tất cả cùng có lợi.
Hãy lật lại kịch bản, nếu đảng Cộng hòa thâu tóm lưỡng viện, điều gì xảy ra đầu tiên? Chắc chắn phong trào chống Trump “phi chính thức” có thể sẽ được bên thua cuộc thổi bùng khắp nơi.
Hơn nữa, lịch sử nước Mỹ từng gánh chịu hậu quả khi thiếu cơ chế giám sát chéo, đó là lúc chưa có Hạ viện. Nếu đảng Cộng hòa nắm luôn Hạ viện thì viện lập pháp này chỉ còn cái danh xưng không hơn không kém. Lúc đó Tổng thống và nội các vừa “đá bóng vừa thổi còi”.
Có thể bạn quan tâm
05:30, 04/11/2018
12:31, 07/11/2018
10:41, 07/11/2018
04:30, 13/10/2018
16:09, 07/11/2018
11:17, 07/11/2018
11:02, 16/09/2018
Sau cách mạng Mỹ thống nhất 13 bang đầu tiên, trong “Điều khoản Liên hiệp” Quốc hội độc viện được hình thành trên cơ sở mỗi tiểu bang có 1 phiếu bầu đồng đều nhau. Vấn đề này đã gây chia rẽ sâu sắc nước Mỹ non trẻ. Vì vậy, Chính phủ liên bang hầu như mất tác dụng.
Những bang lớn không muốn “ngồi chung mâm” với các bang nhỏ - thông qua 1 lá phiếu ngang nhau, yêu cầu thành lập Viện dân biểu - trong đó thành phần đại biểu mỗi bang ít hay nhiều tùy vào tỷ lệ dân số cao hay thấp. Trong khi các bang nhỏ hơn muốn “cào bằng”.
Cuối cùng, người Mỹ đi đến một thống nhất quan trọng, đó là thành lập 2 viện lập pháp. Hạ viện là “của nhân dân” được cơ cấu số lượng Nghị sỹ theo tỷ lệ dân số mỗi bang, ví dụ bang California có trên 50 dân biểu vì dân số lớn nhất nước. Thượng viện là nơi có số Nghị sỹ bằng nhau cho mỗi tiểu bang - 2 người.
Phương pháp này này giải quyết tận gốc mâu thuẫn vùng miền, bang lớn, bang bé, nhưng Hiến pháp Mỹ quy định rõ ràng nhiệm vụ của mỗi viện lập pháp để không chồng chéo, ngược lại có thể giám sát lẫn nhau. Đó là mô hình quản trị nước Mỹ mấy trăm năm nay.
Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau kiểm soát Hạ viện trong suốt quá trình lịch sử. Nhưng đảng Dân chủ có truyền thống nằm giữ Hạ viện nhiều hơn, dưới thời Tổng thống Roosvelt (1933 - 1945) phe dân chủ chiếm 2/3 Hạ viện, hay giai đoạn 1954 - 1995 đảng Dân chủ liên tục nắm giữ Hạ viện.
Trong 2 năm ông Trump cầm quyền vừa qua, đảng Dân chủ mất hoàn toàn vị thế, chỉ là thiểu số trong lưỡng viện, không nhiều Thống đốc bang thuộc đảng này. Vì vậy, giành quyền kiểm soát Hạ viện sau bầu cử giữa kỳ là thành công lớn đối với đảng Dân chủ.
Chưa hẳn mất kiểm soát Hạ viện hoàn toàn gây khó khăn cho Tổng thống đương nhiệm, về mặt tổ chức đó chỉ là cách sắp xếp lại cán cân quyền lực, như phương pháp điều đình căng thẳng giữa hai đảng lớn nhất Hoa Kỳ, tránh một cuộc xung đột chính trị bất lợi cho đại cục.
Trong lịch sử, Hạ viện từng luận tội 16 viên chức Liên bang, chỉ có 2 Tổng thống bị luận tội là ông Andrew Johnson (1868) và Bill Clinton (1998), trường hợp của Johnson - Thượng viện thiếu duy nhất 1 phiếu để bản án có hiệu lực.
Về phần mình, việc nắm trong tay Thượng viện là vừa đủ để đảng Cộng hòa cầm trịch cuộc chơi, bảo đảm cho Trump tiếp tục tại vị mà không thể bị luận tội như cáo buộc.
Dĩ nhiên, cá nhân ông Trump và nội các của mình sẽ gặp không ít phiền toái nếu Hạ viện tăng cường kiểm soát hoạt động của Chính phủ, thậm chí “ngáng đường” vì mục đích tranh giành quyền lực.
Sự ổn định của Mỹ có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình quốc tế, như dòng vốn đầu tư, chứng khoán, bất động sản, thương mại..., nên nhiều quốc gia đã “ngóng chờ” kết quả cuộc bầu cử này để có bước đi tiếp theo.
Chưa biết bên nào được lợi nhưng có thể thấy rõ ràng, nước Mỹ không bao giờ đánh cược lợi ích của chính mình.