Phá bỏ rào cản hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Kết quả mô hình kinh tế của Việt Nam về chất lượng tăng trưởng bước đầu khá tốt. Đã có sự chuyển đổi về khuôn khổ thể chế, nâng cao vai trò kinh tế khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, về dài hạn thì  kinh tế Việt Nam chưa đạt được nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững và nhanh. Đặc biệt đối với doanh nghiệp tư nhân, còn quá nhiều rào cản khiến các doanh nghiệp này không lớn và không muốn lớn.

Nâng cao sử dụng nguồn lực

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Năm 2000 vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân có đăng ký bằng 14% của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và bằng 24% của DN FDI. Nhưng đến năm 2015 thì nguồn vốn này bằng 84% của DNNN và gấp đôi DN FDI. Như vậy, vốn đăng ký của doanh nghiệp tư nhân tăng 100 lần trong hơn 10 năm.

Còn về lao động với DNNN năm 2000 có 2 triệu đến nay khoảng 1,4 triệu lao động; Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) năm 2000 có 1 triệu lao động cho đến nay có khoảng 8 triệu lao động. Qua đó, cần phải đánh giá rõ vai trò khu vực kinh tế doanh nghiệp tư nhân, xem nhẹ là không được. Tất nhiên cũng phải lý giải tại sao doanh nghiệp tư nhân muốn lớn mà không lớn được và một phần lớn không muốn lớn lên.

Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển (ảnh nguồn Internet)

Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển (Ảnh nguồn Internet).

Về dài hạn, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững cần có cuộc cách mạng đổi mới chi tiêu công theo hướng giảm chi thường xuyên để có thêm nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển. Gắn liền với đó phải có các giải pháp mạnh để nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Cùng với đó, phải quyết liệt trong cải cách doanh nghiệp nhà nước, bởi khu vực này tiếp tục nắm trong tay lượng lớn tài sản của nhà nước, của dân nhưng hiệu quả sử dụng vẫn kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đồng thời, thúc đẩy việc tái cơ cấu nền kinh tế vận động nhanh hơn theo xu hướng chuyển dịch các mũi nhọn tăng trưởng từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân, từ khu vực phi chính thức sang chính thức. Muốn gia tăng hiệu quả của nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân phải lớn với hệ thống giải pháp đồng bộ, có tính đột phá.

Hiện các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản còn phát triển méo mó. Do đó, cần khắc phục tình trạng này bằng cách hình thành hệ thống chính sách đồng bộ theo hướng thúc đẩy các thị trường phát triển theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.

Ông Cung cho rằng cần tập trung nhiều hơn vào nâng cao sử dụng nguồn lực. Theo ông, hiện nay trong nền kinh tế có ba nhóm hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố và hiệu quả thể chế. Khi hiệu quả phân bố không hiệu quả thì nguồn lực sẽ không vận chuyển, dịch chuyển, không tạo ra công nghệ mới, không tạo ra sản phẩm cũng như không tạo ra công việc mới... hệ thống thể chế của chúng ta đang kìm hãm sự phát triển của các thị trường, cần gỡ bỏ thể chế cho thị trường phát triển. 

 

Giải quyết  “rào cản”

GS. TSKH. Nguyễn Quang Thái - Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam khẳng định, vai trò cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước cấp cao nhất phải làm như thế nào để chỉ đạo sâu sát việc làm này theo lộ trình. Lãnh đạo cần có một cơ quan liên ngành độc lập, giám sát, đánh giá tham mưu cho nhà nước. Nên có sự phối hợp và sử dụng bộ máy khách quan, độc lập tư vấn, đặc biệt là doanh nghiệp lớn dần dần để rồi trưởng thành, kết nối Việt Nam với toàn cầu.

Có thể thấy, chưa một quốc gia nào phát triển đất nước mà chỉ mỗi sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước và cũng không có địa phương nào đạt kết quả PCI tốt ở Việt Nam mà không coi trọng sự phát triển của khối doanh nghiệp kinh tế tư nhân. Nhìn vào nền kinh tế tư nhân top 500 doanh nghiệp tuy rằng có những doanh nghiệp lớn như FPT, Thaco...nhưng nếu so với top 2000 của thế giới thì quy mô các doanh nghiệp tư nhân còn quá nhỏ.

Do đó, việc cần thiết phải thúc đẩy nhóm doanh nghiệp kinh tế tư nhân phát triển trong thời kỳ mới, bởi chính khối doanh nghiệp này sẽ tạo dựng và làm nòng cốt tạo nên diện mạo cho nền kinh tế đất nước. Nhà nước cần  tập trung tối đa cho tái cơ cấu và đổi mới, thay vì chỉ tháo gỡ, chỉnh sửa, bổ sung vào hệ thống giải pháp cũ. Chúng ta cần phải có chính sách và thể chế để xây dựng lực lượng doanh nghiệp Việt Nam hiện đại, cần tập trung nhiều hơn vào nâng cao sử dụng nguồn lực.

Đồng thời, cần tập trung cho chương trình quốc gia phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam, nền tảng là khối doanh nghiệp tư nhân và DNNN, trụ cột là các tập đoàn kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó cần phải có chiến lược FDI mới từ thu hút đại trà sang chọn lọc tạo chuỗi, tạo sức hấp dẫn bằng thể chế tốt thay cho ưu đãi tài chính, đẳng cấp công nghệ và vai trò chuỗi toàn cầu. Phải có tiêu chuẩn khắt khe với các doanh nghiệp FDI trình độ thấp.

Ở lĩnh vực nông nghiệp cần lưu ý nâng cao vị thế của người nông dân, phát triển nông thôn trải dài và gắn kết với đô thị và hướng tới liên kết chuỗi, sản xuất quy mô lớn. Phải hướng tới việc thực thi các chính sách hiệu quả hơn, không chỉ trên giấy đây là nền tảng để các chính sách tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững được phát huy.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phá bỏ rào cản hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714376847 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714376847 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10