Arm đang “ngoài tầm với” của Nvidia?

Diendandoanhnghiep.vn Lần đầu tiên Nvidia phải lên tiếng thừa nhận rằng, thương vụ mua lại nhà thiết kế chip Arm của Anh có thể sẽ “nằm ngoài tầm với”.

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang đã lần đầu tiên thừa nhận rằng kế hoạch mua lại nhà thiết kế chip Arm của công ty có thể mất nhiều thời gian hơn 18 tháng dự kiến ban đầu. Việc mua lại, vốn sẽ quy tụ hai trong số các công ty chip mạnh nhất trên thế giới, đang phải đối mặt với sự giám sát của các cơ quan quản lý ở Mỹ, Anh và Trung Quốc.

 Jensen Huang, Giám đốc điều hành hãng Nvidia.

Jensen Huang, Giám đốc điều hành NVIDIA.

 Jensen Huang chia sẻ với tờ Financial Times: “Các cuộc thảo luận của chúng tôi với các cơ quan quản lý đang mất nhiều thời gian hơn so với suy nghĩ ban đầu, vì vậy nó đang đẩy lùi thời gian biểu. Đó không phải là một sự chậm trễ cụ thể, nhưng chúng tôi tin tưởng vào thỏa thuận này, chúng tôi tự tin rằng các cơ quan quản lý nên nhận ra những lợi ích của việc mua lại”.
Nói là vậy, nhưng có lẽ CEO của Nvidia đang cảm thấy dao động trong dự đoán của mình rằng việc mua lại có thể sẽ hoàn tất vào tháng 3 năm sau. Thỏa thuận giữa Nvidia và chủ sở hữu hiện tại của Arm là SoftBank cho phép nhà thiết kế chip Mỹ có khoảng thời gian đến cuối năm 2022 để hoàn tất việc mua bán với các cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, đang có rất nhiều rào cản cho sự thành công của thương vụ 40 tỷ USD, một trong những thương vụ thâu tóm chất bán dẫn lớn nhất từ trước đến nay. Và điều này cũng đang nói lên tầm quan trọng toàn cầu của Arm.

Hiện tại Arm bán thiết kế cho nhiều công ty khác nhau bao gồm cả Apple, Amazon và Samsung.

Hiện tại ARM đang bán thiết kế cho nhiều công ty khác nhau bao gồm cả Apple, Amazon và Samsung.

Ví dụ, ở Anh, các cơ quan quản lý đang điều tra việc mua bán này vì lý do an ninh quốc gia, nhưng đồng thời các chính trị gia cũng chỉ trích việc tiếp quản là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghệ của Anh và chủ quyền của nước này trên thị trường toàn cầu.

“Chúng tôi lo ngại rằng việc Nvidia kiểm soát Arm có thể tạo ra các vấn đề thực sự cho các đối thủ của họ bằng cách hạn chế quyền truy cập vào các công nghệ quan trọng và cuối cùng là kìm hãm sự đổi mới trên một số thị trường quan trọng và đang phát triển. Điều này có thể khiến người tiêu dùng bỏ lỡ các sản phẩm mới hoặc giá cả sẽ tăng lên”, Giám đốc điều hành Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA), Andrea Coscelli cho biết trong một thông cáo báo chí.

Trong khi đó tại Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã mở cuộc điều tra về thương vụ mua lại này sau khi Google, Microsoft và Qualcomm phàn nàn rằng việc này sẽ hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, ở phía nước Mỹ, Nvidia có thể sẽ không gặp nhiều sự khó khăn vì thương vụ thâu tóm này mang ý nghĩa địa chính trị to lớn cho Washington.

Còn với Trung Quốc, có lẽ “không đời nào và không bao giờ” họ muốn quyền kiểm soát ngành công nghiệp quan trọng nhất toàn cầu và được coi là “chiến trường địa chính trị quan trọng với Mỹ”, lại về tay người Mỹ.

Nếu Arm về tay người Mỹ thì đồng nghĩa với việc nước này sẽ có thể kiểm soát thêm một “công nghệ lõi” trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung vẫn đang diễn biến khó lường, Mỹ liên tục siết chặt trừng phạt nhằm vào nhiều tập đoàn công nghệ Trung Quốc.

Những căng thẳng Mỹ-Trung vẫn tiếp tục trong lĩnh vực bán dẫn.

Những căng thẳng Mỹ-Trung vẫn tiếp tục trong lĩnh vực chất bán dẫn.

Trên thực tế, Trung Quốc không có nhiều tiếng nói trong thương vụ này. Nhưng nên lưu ý rằng, hiện tại Arm vẫn đang nằm trong tay của Softbank và Softbank lại thuộc về Masayoshi Son, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Softbank, người có quan hệ khá “lằng nhằng” với Bắc Kinh.

Masayoshi Son chính là một trong những người đầu tiên góp vốn vào Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc rồi nắm giữ cổ phần lớn cũng như giữ vị trí quan trọng ở Alibaba suốt thời gian dài. Ngoài ra, Softbank vẫn đang có cổ phần rất lớn ở Didi Chuxing, công ty gọi xe đang chiếm thị phần lớn nhất ở Trung Quốc. Và nhiều năm qua, Softbank cũng là đối tác thân thiết của Huawei trong nhiều dự án viễn thông đầy tham vọng.

Dù sao chăng nữa, Son và Softbank sẽ phải nhìn thái độ của Bắc Kinh để thực hiện cái gật đầu.

Có thể thấy, việc thương vụ đang chịu nhiều rào cản và những sự giám sát nhiều lớp là do Arm có mặt ở khắp mọi nơi và nhận thức được tính trung lập trong kinh doanh chip toàn cầu. 

Hiện tại Arm bán thiết kế cho nhiều công ty khác nhau bao gồm cả Apple, Amazon và Samsung. Đang có nhiều sự “lăn tăn” từ các nhà quản lý khi Arm nằm dưới quyền sở hữu của Nvidia, đặc biệt là khi chip của Arm ngày càng được ưa chuộng cho PC.

Cuối cùng, thỏa thuận mua bán cho phép hai công ty lựa chọn kéo dài thời hạn đến tháng 9 năm 2022. Tuy nhiên, thương vụ này có thể đổ bể nếu thỏa thuận không nhận được sự chấp thuận của bất cứ chính phủ hay tổ chức quốc tế liên quan. Vương quốc Anh mới chỉ là cơ quan quản lý đầu tiên quan tâm đến thỏa thuận này và Nvidia phải vượt qua được một loạt các rào cản khác, từ Ủy ban Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Arm đang “ngoài tầm với” của Nvidia? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714008034 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714008034 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10