Các ngân hàng đang phấn đấu giảm lãi suất cho vay thêm 1,5 - 2% đối với cả khoản vay mới và dư nợ hiện hữu.
>>>Doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp
Đây là chỉ đạo của NHNN từ đầu năm đến nay, được Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhắc lại tại một hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp mới đây.
Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng các ngân hàng sẽ giảm lãi vay thêm 2% từ mức giảm hiện tại, bởi lãi suất cho vay mà các doanh nghiệp không tính nhóm ưu đãi (nhóm số ít), vẫn đang ở mức cao từ trên 9%/năm. Theo đó, việc giảm lãi suất cho vay này cần chờ “động thái mạnh” từ nhà quản lý.
Ở phía NHNN, theo các chuyên gia, dư địa để có thể giảm lãi suất điều hành thêm rất hẹp. Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Thị trường toàn cầu của UOB, cho biết dù NHNN đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành, nhưng UOB vẫn thấy triển vọng cắt giảm lãi suất thêm 100 điểm cơ bản nữa (xuống 3,50%). Việc cắt giảm lãi suất điều hành có thể chuyển sang quý 4/2023 để cân bằng giữa tăng trưởng và áp lực lạm phát.
Tuy nhiên, ngay sau dự báo này không lâu Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Thị trường toàn cầu của UOB cũng đã đưa ra báo cáo điều chỉnh dự báo tăng trưởng và khả năng hạ lãi suất điều hành của NHNN, với quan điểm thận trọng hơn khi cho rằng quyết định giảm lãi suất mà như dự báo trước đó dời sáng quý 4, có thể vẫn cần cân nhắc khi ngân hàng trung ương sẽ xem xét cân đối cả rủi ro tăng trưởng và lạm phát.
"Dự báo của chúng tôi về việc tiếp tục cắt giảm lãi suất của NHNN trong quý 4 năm 23 vẫn bị chi phối bởi các yếu tố chưa chắc chắn", bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu của UOB điều chỉnh.
>>>Cân bằng bài toán tỷ giá - lãi suất
Rõ ràng là vấn đề tăng, giảm lãi suất không đơn giản phụ thuộc 1,2 biến số. Kinh tế gia của Maybank IBG (Malaysia), ông Brian Lee Shun Rong cho rằng, NHNN có thể sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành vì áp lực ngoại hối hạn chế cắt giảm thêm lãi suất.
Thậm chí, ông Brian Lee Shun Rong không mong kịch bản sẽ lặp lại như hồi tháng 9/2022 khi tỷ giá căng và lãi suất tăng. Đây có lẽ cũng là rủi ro mà nhà điều hành sẽ phải rất thận trọng.
Trong kịch bản hạ lãi suất điều hành chưa thật rõ ràng, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ vốn cho các NHTM. Việc hỗ trợ nguồn vốn cũng được xem là giải pháp để các ngân hàng tháo nút thắt về áp lực cân đối vốn, khi tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung- dài hạn hiện áp dụng theo lộ trình xuống mức 30%.
Một chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất là việc giám sát khả năng giải ngân các gói tín dụng trong thực tế ra sao. “NHNN đã có công văn số 6385 yêu cầu các TCTD báo cáo 2 hạng mục về thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay. Rất cần nhà điều hành sử dụng cơ sở này để có các chính sách điều tiết room tín dụng cho năm sau. Đây là giải pháp tình thế cần “cây gậy và củ cà rốt” phát huy hiệu quả, bởi khi ngân hàng khó khăn thì Nhà nước cũng vẫn phải đứng ra hỗ trợ, chứ chưa thể áp dụng cho phép phá sản”, chuyên gia này khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Áp lực cho mục tiêu giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng
16:15, 01/10/2023
VietinBank tiếp tục giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ từ 6,3%
06:00, 26/09/2023
UOB: Lộ trình cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước vẫn đang hiện hữu
15:53, 25/09/2023
Tiếp tục giảm lãi suất để phục hồi sản xuất: Cấp thiết hạ lãi vay
04:02, 22/08/2023
Tiếp tục giảm lãi suất để phục hồi sản xuất: Dư địa và sức ép hạ lãi vay
04:02, 20/08/2023