Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ, tăng đầu tư công

AN ĐỊNH 07/06/2024 04:00

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng trái phiếu cho đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia...

>>>Chu kỳ mới trái phiếu doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5/6/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024.

Tại Nghị Quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư.

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu phát hành thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu. Ảnh minh họa

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu phát hành thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu. (Ảnh minh họa)

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp "đầu đàn", doanh nghiệp dân tộc và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2024.

Cùng với đó, yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia theo đúng kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 231/TB-VPCP ngày 18 tháng 5 năm 2024.

Tại Nghị quyết, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án và phản ứng chính sách kịp thời hơn, hiệu quả hơn với biến động của thị trường ngoại hối trong và ngoài nước.này, đối với thị trường vàng, Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng, hoàn thành chậm nhất trước ngày 15/6.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm nay đạt khoảng 15%; chỉ đạo, khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay 1-2%.

Văn bản nêu chỉ thị của Thủ tướng: Tiếp tục thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng cả trước mắt và lâu dài theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ tại các Nghị quyết, Công điện, Chỉ thị và các văn bản có liên quan, khắc phục ngay tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, hiệu quả, lành mạnh, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, không để vàng hóa nền kinh tế và ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Hiện nay, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN đã thực hiện 4 ngày liên tiếp tứ 3-6/6/2024 bán vàng miếng cho 4 NHTMNN Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank; ngoài ra phía doanh nghiệp còn có SJC. Sau đó, các TCTD và SJC triển khai vàng không vì mục tiêu lợi nhuận đến tay người dân. Giá "phát" bán vàng thấp từ NHNN đến giá giao dịch bán ra cho người dân liên tục giảm mỗi ngày 1 triệu đồng/ lượng, đã đưa giá vàng miếng SJC về gần với giá vàng quốc tế khi quy đổi (72 sv 76 triệu đồng/ lượng). 

>>>Giá vàng tuần tới: “Gió sẽ đảo chiều” từ FED?

Đối với trái phiếu Chính phủ, ghi nhận từ VBMA cho thấy, trong tháng 5/2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tổ chức 25 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với tổng giá trị gọi thầu (GTGT) là 48.500 tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu là 49,6%.

(Nguồn: VBMA)

(Nguồn: VBMA)

KBNN gọi thầu các kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm với kỳ hạn 5 và 10 năm chiếm phần lớn giá trị trúng thầu (GTTT), lần lượt ở mức 10.000 tỷ đồng và 8.660 tỷ đồng. Kỳ hạn 15 năm, 20 năm và 30 năm lần lượt trúng thầu 2.755 tỷ đồng (tỷ lệ trúng thầu 21,2%), 800 tỷ đồng (tỷ lệ 40%) và 1.841 tỷ đồng (tỷ lệ 46%). Trong khi đó, kỳ hạn 7 năm không trúng thầu. Lãi suất trúng thầu trung bình tăng so với tháng trước.

Tổng giá trị TPCP phát hành thông qua đấu thầu trong 5 tháng đầu năm 2024 là 127.031 tỷ đồng, tương đương 31,8% kế hoạch cả năm (400,000 tỷ đồng), trong đó khối lượng TPCP phát hành trong 2 tháng đầu quý 2 là 46.802 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch quý 2 (120.000 tỷ đồng). Kỳ hạn phát hành bình quân tháng 5 là 10,36 năm, lãi suất trúng thầu bình quân là 2,29%/năm. Trong tháng, hai ngân hàng chính sách không tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ bảo lãnh.

Trên thị trường, nhà đầu tư TPCP lớn nhất hiện vẫn thuộc về các TCTD, các công ty Bảo hiểm. Đáng chú ý, trên thị trường thứ cấp, giá trị niêm yết trái phiếu Chính phủ tại thời điểm 31/5/2024 đạt 2.052.012 tỷ đồng, tăng 0,57% so với tháng trước. Giá trị giao dịch thông thường (Outright) là 142.213 tỷ đồng (tăng 57,8% so với tháng trước) và giao dịch mua bán lại (Repo) là 85.818 tỷ đồng (tăng 1,6%).

Cùng với đó, trong khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên thị trường vốn cổ phần, thì trên thị trường nợ TPCP, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 629 tỷ đồng TPCP trong tháng 5, đưa lượng mua ròng của khối ngoại trong 5 tháng đầu năm 2024 lên 324 tỷ đồng.

Cũng theo VBMA, lợi suất TPCP Việt Nam (theo phòng chào giá VBMA) gần như đi ngang ở tất cả các kỳ hạn so với tháng trước. Lợi suất TPCP Mỹ tháng này tiếp tục cao hơn lợi suất TPCP Việt Nam, cụ thể khoảng cách là 248 bps ở kỳ hạn 5 năm và 166 bps ở kỳ hạn 10 năm.

(Nguồn: VBMA)

(Nguồn: VBMA)

Lợi suất thấp luôn mang đến nỗi lo về rủi ro dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, đầu tư sang Mỹ- nơi lãi suất đang cao, hoặc các thị trường khác. Tuy nhiên đà mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy TPCP Việt Nam vẫn là một trong giấy tờ có giá được nắm giữ.

Trong khi đó, đối với các TCTD có vốn huy động trên thị trường 1 mỏng, nhu cầu nắm giữ TPCP như một loạt giấy tờ có giá thể tham gia hoạt động cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO) của Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ thanh khoản tốt hơn. 

Tháng 5 cũng là tháng ghi nhận giao dịch đột biến kênh cầm cố giấy tờ có giá với nhiều TCTD tham gia. Đây cũng là đà thuận lợi cho việc nghiên cứu kế hoạch tăng phát hành TPCP trong bối cảnh các dự án đầu tư trọng điểm cần nguồn lực để thúc đẩy tăng tốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp địa ốc phát hành trái phiếu trở lại

    Doanh nghiệp địa ốc phát hành trái phiếu trở lại

    03:00, 17/05/2024

  • Thời điểm “vàng” để bổ sung trái phiếu vào danh mục đầu tư

    Thời điểm “vàng” để bổ sung trái phiếu vào danh mục đầu tư

    05:05, 16/05/2024

  • Chu kỳ mới trái phiếu doanh nghiệp

    Chu kỳ mới trái phiếu doanh nghiệp

    03:50, 02/06/2024

  • Ngân hàng tăng cường huy động qua kênh trái phiếu

    Ngân hàng tăng cường huy động qua kênh trái phiếu

    04:50, 12/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ, tăng đầu tư công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO