Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Những giá trị tạo thành công bền vững của doanh nghiệp hiện nay gắn liền với tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính...
>>>Cộng đồng doanh nghiệp cần đồng lòng phát triển bền vững
Nhằm hỗ trợ nâng cao kiến thức, năng lực cho doanh nghiệp về quản trị công ty tốt hướng tới thực hành kinh doanh liêm chính, phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, trong các ngày từ 22-23/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Anh, UNDP tổ chức chương trình đào tạo “Nâng cao năng lực quản trị công ty tốt theo thông lệ quốc tế”.
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI khẳng định: liêm chính kinh doanh là một trong những hỗ trợ quan trọng trong quản trị và nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên nền tảng bền vững của doanh nghiệp.
Theo Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh, trên toàn cầu thuật ngữ chuyển đổi hệ thống dần được sử dụng rộng rãi như yêu cầu then chốt nhằm hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững. Đó là những thay đổi trong tư duy, kiến tạo cách nghĩ cách làm dựa trên nền tảng tư duy mới và nguồn giá trị mới.
Với cộng đồng doanh nghiệp, những thay đổi về xã hội, chính trị, xung đột, biến đổi khí hậu khiến cho những giá trị tạo thành công bền vững của doanh nghiệp cũng thay đổi. Kinh doanh theo cách truyền thống không còn là lựa chọn tối ưu. Đã đến lúc các nhà quản trị doanh nghiệp định nghĩa lại thành công của doanh nghiệp với cách quản trị mới để tạo giá trị mới.
Doanh nghiệp thành công, theo Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Vinh, không chỉ ở những đóng góp về tài chính mà còn được thể hiện ở tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, sản xuất nhiều hơn nhưng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ít hơn, giảm phát thải khí nhà kính, giảm dấu chân carbon… cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu NetZero vào giữa thế kỷ này. Doanh nghiệp thành công gắn với thành công của người lao động, tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Đây chính là những giá trị mới doanh nghiệp có thể tạo ra bên cạnh những giá trị truyền thống.
Báo cáo đánh giá về mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022 do PwC Việt Nam và Viện Thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) thực hiện với 234 doanh nghiệp đã chỉ ra một số phát hiện chính, mà qua đó phần nào cho thấy các thách thức, rào cản khi doanh nghiệp thực hành ESG tại Việt Nam.
Cụ thể, có 71% doanh nghiệp thiếu hiểu biết về dữ liệu cần có để báo cáo, 70% doanh nghiệp chưa có hoặc hạn chế báo cáo ESG; chỉ 36% doanh nghiệp sử dụng đối tác bên ngoài để xác thực các thông tin ESG được công bố, 80% doanh nghiệp đã đặt ra cam kết hoặc đang lên kế hoạch sớm thực hành ESG. Điều này phần lớn xuất phát từ nhu cầu tác động của người tiêu dùng, người lao động và nhà đầu tư. Đặc biệt, khi được yêu cầu xếp hạng ba yếu tố E-S-G, có tới 62% doanh nghiệp lựa chọn Quản trị (G) là ưu tiên hàng đầu trong chương trình triển khai.
Để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, những năm qua, VCCI đã tiên phong nỗ lực xây dựng Bộ Chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) gồm 130 chỉ tiêu đo lường tính bền vững của doanh nghiệp trong các vấn đề kinh tế, xã hội, quan hệ lao động, quản trị tổ chức. Đây cũng là nội dung của ESG. Năm 2024 là năm thứ 8 VCCI tổ chức Chương trình đánh giá 100 doanh nghiệp bền vững thường niên sử dụng công cụ CSI, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp bền vững.
Cùng với phát triển bền vững, VCCI đã đi qua hành trình hơn 10 năm tiên phong nỗ lực thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam và luôn nhận được sự đồng hành của các cơ quan hữu quan của Việt Nam; sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh, Thuỵ Điển và UNDP. Những nỗ lực đạt được là đáng khích lệ và được ghi nhận. Mới đây nhất, Mạng lưới kinh doanh liêm chính tại Việt Nam (VBIN) đã khởi xướng và ra mắt Tổ tư vấn kỹ thuật với sự cam kết của 21 lãnh đạo doanh nghiệp lớn, chuyên gia và học giả. Số doanh nghiệp đăng ký tham gia là thành viên tích cực đã và đang tăng lên.
Không dừng lại, việc công bố và số hoá Chỉ số kinh doanh liêm chính (VBII) là bước tiến mới đưa doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với những tiêu chuẩn kinh doanh liêm chính, minh bạch, giúp doanh nghiệp lồng ghép tính liêm chính vào các hoạt động trọng điểm kinh doanh. VBII là công cụ được thiết kế dành cho mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô, hình thức sở hữu, hoạt động ở các lĩnh vực để doanh nghiệp tự đánh giá, đo lường tính liêm chính, tuân thủ trong kinh doanh.
“Chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp chủ động tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu và sớm áp dụng VBII, CSI vì chính lợi ích của doanh nghiệp. Khi đã áp dụng CSI tiếp cận ESG không khó khăn” - Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh.
Tại chương trình, bà Ruth Turner - Tham tán Chính trị và phát triển, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội bày tỏ sự lạc quan về tương lai phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi tập trung vào liêm chính trong kinh doanh và những cơ hội từ kinh doanh liêm chính mang lại. Hoạt động kinh doanh dựa trên sự phát triển của công nghệ và chuẩn mực ESG góp phần tăng cường năng lực và là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp hướng đến thị trường quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đánh giá Việt Nam đã và đang có bước tiến mới trong cam kết với thế giới thông qua nền tảng là cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân mạnh mẽ và thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển, bà Ruth Tuner hy vọng chương trình sẽ hỗ trợ hiệu quả cộng đồng doanh nghiệp trong việc đánh giá, tìm hiểu, thúc đẩy việc tuân thủ liêm chính và chuẩn mực ESG ngày càng tốt hơn. Đại sứ quán Anh và các đối tác quốc tế mong muốn sẽ hỗ trợ Việt Nam hướng đến môi trường kinh doanh công bằng, phát triển.
Ông Patrick Haverman - Phó Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đồng quan điểm khi đánh giá chương trình đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ và kiểm soát nội bộ, là một bước để chúng ta tham gia thích ứng biến đổi khí hậu. Trong ESG, ông Patrick Haverman đánh giá cao chữ G (quản trị) rất quan trọng, không chỉ là xây dựng quy tắc ứng xử mà còn là quy tắc đạo đức, liêm chính
Ở Việt Nam, dù đã có 62% doanh nghiệp xếp chữ G là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự và thực hành song vẫn còn 76% doanh nghiệp cho biết chưa có cơ cấu quản trị ESG rõ ràng và 60% không yêu cầu có sự tham gia của các bên như hội đồng quản trị, ban điều hành. Đây là khoảng trống về mặt hành động để thực hiện quản trị hiệu quả. UNDP xây dựng Chuẩn mực tác động các mục tiêu phát triển bền vững - chuẩn mực quản lý tự nguyện được thiết kế giúp các doanh nghiệp có thể bao hàm tính bền vững vào công tác quản lý để ra quyết định.
Với 90% doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và còn hạn chế về nguồn lực, tuy nhiên ông Patrick Haverman cho rằng, bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có lợi thế về tính linh hoạt, có khả năng đổi mới sáng tạo, dễ thích hợp với những đổi mới về mặt chiến lược và vận hành so với các doanh nghiệp lớn, nhiều khi bị “ăn sâu bám rễ” trong điều kiện làm việc truyền thống.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững
01:00, 22/03/2024
Thúc đẩy vai trò của doanh nghiệp FDI trong thực hành phát triển bền vững tại Việt Nam
13:05, 21/03/2024
CEO BSL và sự kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển bền vững
17:07, 20/03/2024
Vinamilk giữ vai trò dẫn dắt trong cuộc chuyển đổi phát triển bền vững tại Việt Nam
13:56, 16/03/2024
Thực hành ESG: “Cánh cửa” hướng tới phát triển bền vững
14:04, 14/03/2024
Quỹ liên kết đơn vị PRUlink mới theo định hướng phát triển bền vững
18:21, 12/03/2024
Xây dựng văn hóa đi đôi phát triển bền vững: (Bài 2) Những giải pháp
04:09, 13/02/2024
Xây dựng văn hóa đi đôi phát triển bền vững - Bài 1: Cải thiện năng lực người Việt
10:00, 12/02/2024
"Hóa Rồng" theo xu thế phát triển bền vững
11:21, 11/02/2024
Yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp phát triển bền vững
02:30, 11/02/2024
Năm 2024: Phát triển bền vững giúp doanh nghiệp dệt may có đơn hàng
11:30, 05/02/2024
Phát triển bền vững song hành với các hoạt động vì cộng đồng
11:35, 27/01/2024
Phát triển bền vững gắn với khởi nghiệp
08:28, 21/01/2024
Tiếp sức doanh nghiệp phát triển bền vững
13:59, 11/01/2024