Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản: Các địa phương đã làm gì?

Diendandoanhnghiep.vn Khảo sát của VARs cho thấy, có tới 50% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, cơ quan quản lý tại địa phương đã bắt đầu tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

>> Doanh nghiệp địa ốc nản lòng vì cán bộ "sợ sai"

Địa phương đã bắt đầu vượt qua "bệnh sợ sai" để thực hiện các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Dữ liệu khảo sát cho thấy, có tới 50% doan được khảo sát cho biết, cơ quan quản lý tại địa phương đã bắt đầu tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; 14% cho biết các hoạt động này đã mang lại kết quả cụ thể, các dự án căn bản đã xác định được hướng giải quyết. Trong đó, điển hình phải kể đến là các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội.

Tuy nhiên có tới 36% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá, chính quyền địa phương nơi họ hoạt động kinh doanh mới dừng ở mức tiếp nhận thông tin, chưa có động thái hỗ trợ cụ thể. 2/3 doanh nghiệp cho biết, chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đã có động thái tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách.

Nhưng chỉ có gần 15% doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai, bao gồm công tác giải phóng mặt bằng, quyền sử dụng đất,.... đạt mức độ hiệu quả, rất hiệu quả. 28% đánh giá việc thực hiện các chương trình tiếp cận vốn vay ưu đãi, các chương trình hỗ trợ xúc tiến, kết nối là không hiệu quả, rất không hiệu quả.

Một số địa phương có hoạt động điều hành, hỗ trợ doanh nghiệp được đánh giá cao như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Hồ Chí Minh.

>> Cẩn trọng với chiêu trò tinh vi của môi giới bất động sản

Doanh nghiệp địa ốc vấn đối mặt với nhiều khó khăn

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, 50% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn lớn nhất về giao dịch, tiếp đến là khó khăn về pháp lý đất đai; vốn, thị trường trái phiếu, tín dụng với lần lượt 21%, 22% doanh nghiệp được khảo sát lựa chọn.

Trong đó, các nhà đầu tư thường bị "chùn chân" do quy định về đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính có nhiều sự chồng chéo, không thống nhất trình tự, thủ tục hành chính trong việc đăng ký đất đai còn phức tạp, xác định giá đất, thủ tục xin miễn tiền sử dụng đất (khi phát triển dự án NƠXH) còn nhiều khó khăn, dẫn tới nhiều doanh nghiệp dậm chân tại chỗ, thậm chí chấp nhận “từ bỏ” ưu đãi được “miễn tiền sử dụng đất” khi thực hiện các dự án NƠXH.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, thời gian qua, tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ không chỉ diễn ra đơn lẻ mà diễn ra ở nhiều địa phương, cả một số bộ, ngành Trung ương.

Báo cáo tại Kỳ họp thứ năm diễn ra vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thẳng thắn chỉ ra rằng hiện trạng này không chỉ diễn ra đơn lẻ mà diễn ra ở nhiều địa phương, cả một số bộ, ngành Trung ương, trong một bộ phận công chức, trong các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực đầu tư công, quản lý đất đai, bất động sản, mua sắm trang thiết bị khu vực công, thủ tục hành chính đầu tư cho phát triển doanh nghiệp, cung ứng các dịch vụ trực tiếp liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

Trong khi đó, tại Nghị quyết 33 về các giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản, Chính phủ khẳng định sẽ kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm và sách nhiễu trong thực thi công vụ.

Đề xuất giải pháp tháo gỡ tình trạng này, ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kiến nghị chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện cần chủ động giải quyết những nhóm vướng mắc cho doanh nghiệp, bảo đảm có thời hạn giải quyết và có báo cáo theo định kỳ.

Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn địa ốc Nova cũng kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tháo gỡ triệt để các vướng mắc về pháp lý cho toàn bộ các dự án trên cả nước trong thời gian nhất định ngắn nhất trên nền tảng pháp luật nhất quán thông suốt từ Địa phương - Chính phủ - Quốc hội.

Đặc biệt làm rõ hơn kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ để cán bộ địa phương có cơ sở pháp lý rõ ràng, nhằm an tâm quyết liệt hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sáng tạo đột phá góp phần cho một nước Việt Nam phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản: Các địa phương đã làm gì? tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714203443 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714203443 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10