Phát triển doanh nghiệp công nghệ giúp “thoát bẫy thu nhập trung bình” nhìn từ Hàn Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Với những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu thế giới như Samsung, Hyundai...Hàn Quốc đã phát triển kinh tế xã hội dựa vào phát triển doanh nghiệp công nghệ.

Điểm mạnh cốt lõi của quốc gia này là chuyển mình thành công từ nhập khẩu công nghệ thành quốc gia đi đầu về công nghệ.

Định hướng ngành công nghệ mũi nhọn từ Chính phủ

Trên thực tế, quá trình tái tái cấu trúc sản xuất, trong thập kỷ 60, quốc gia này tập trung vào tài nguyên thiên nhiên hay thập kỷ 70 tập trung vào công nghiệp nhẹ và đến nay thành cường quốc công nghệ...

Điểm mạnh cốt lõi của quốc gia này là chuyển mình thành công từ nhập khẩu công nghệ thành quốc gia đi đầu về công nghệ.

GS Yongrak Choi cho biết điểm mạnh cốt lõi của Hàn Quốc là chuyển mình thành công từ nhập khẩu công nghệ thành quốc gia đi đầu về công nghệ.

Dẫn chứng, sự phát triển của những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu thế giới như Samsung, Hyundai... đã cho thấy tính hiệu quả của giải pháp này.

Theo đó, thời gian đầu, Samsung đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ, đầu tư nguồn lực lớn để học hỏi công nghệ. Sau 10 năm phát triển, Samsung trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, Hyundai cũng nhập khẩu mạnh mẽ công nghệ của nước ngoài, chịu khó học hỏi công nghệ lõi từ các nước sau đó phát triển công nghệ cho riêng mình. Tập đoàn Posco cũng nhận được sự phát triển mạnh mẽ của Chính phủ về đầu tư ban đầu và hạ tầng. Trong vòng 15 năm, doanh nghiệp này đã phát triển nhiều công nghệ tối tân để sản xuất thép.

Theo đó, GS Yongrak Choi, nguyên thành viên Ban cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc khẳng định: “Điểm mạnh cốt lõi của Hàn Quốc là chuyển mình thành công từ nhập khẩu công nghệ sang quốc gia đi đầu về công nghệ, sở hữu nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và có năng lực chế tạo, nắm bắt công nghệ”.

Cùng với đó, phát triển lĩnh vực CNTT và truyền thông (CTC) cũng là động lực tăng trưởng quan trọng của Hàn Quốc, chiếm tỷ trọng 34% trong tổng sản lượng xuất khẩu.

“Chính phủ đã xác định một số ngành mũi nhọn như viễn thông, bán dẫn, điện thoại di động...”, ông Yongrak Choi khẳng định.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, IoT, Robot, Blockchain... Xác định các chương trình R&D là công nghệ lõi của cách mạng 4.0, quốc gia này định vị được phân khúc, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất thông minh...

Để phát triển mạnh về công nghệ, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư R&D, phát triển nguồn nhân lực, đi đầu trong việc chuyển đổi cấu trúc hệ thống đổi mới.

“Các chính sách chính gồm kết hợp quy hoạch CNTT dài hạn, ưu đãi tài chính, phát triển các chương trình R&D quốc gia”, ông Yongrak Choi nói.

 Trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp tư nhân

Cũng theo đại diện Ban cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc, trao quyền tự chủ cho các cơ sở kinh tế hiện nay là cần thiết, song song với đó là việc phân tích tính khả thi của các khoản đầu tư trong khoa học công nghệ, thu hút nhân tài cho Chính phủ và tuyển dụng nhân tài.

“Động lực tự thân của các doanh nghiệp tư nhân là đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ và thuê ngoài dịch vụ công nghệ, thức đẩy quá trình học hỏi", GS Yongrak Choi chia sẻ.

Để làm được điều này, Giáo sư Youngrak Choi cũng đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam.

Một là khuyến nghị về chính sách, Việt Nam cần tích hợp khoa học công nghệ một cách hệ thống vào nền kinh tế và sản xuất công nghiệp. Hỗ trợ mạnh mẽ về mặt chính trị cho việc phát triển khoa học công nghệ.

Giáo sư Yongrak Choi nhấn mạnh việc đầu tư mạnh tay cho R&D, phát triển nguồn nhân lực và cho rằng quyết tâm là một trong những yếu tố góp phần thành công cho sự phát triển này. "Chúng ta cần xác định động lực là sức mạnh nội tại của các doanh nghiệp", ông nói.

Hai là khuyến nghị chính sách quan điểm về kinh tế và công nghiệp. Giáo sư người Hàn cho rằng, cách tiếp cận "Chính phủ kiến tạo phát triển" tại Việt Nam chưa thoả mãn. Chính phủ cần kết hợp tốt với các doanh nghiệp, theo đuổi động lực tăng trưởng dài lâu thay vì ngắn hạn.

Đối với ngành kinh doanh mang tính mạo hiểm cao, Chính phủ cần có nguồn lực bảo lãnh tốt để khuyến khích mạo hiểm, vượt qua ngại ngần cho các doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển doanh nghiệp công nghệ giúp “thoát bẫy thu nhập trung bình” nhìn từ Hàn Quốc tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713461572 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713461572 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10