Hiệp hội Cơ khí Việt Nam đề xuất phát triển trồng tre sinh khối tại các hồ thuỷ lợi chưa được sử dụng hay trên quỹ đất đang trồng cây keo đã hoàn thành nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo.
>>>Phát triển xanh và bền vững
Ông Lê Văn An - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho biết: Đây là một trong 4 chương trình lớn ngành cơ khí đang thực hiện nhằm tận dụng nguồn tài nguyên để thực hiện sản xuất xanh đồng thời với áp dụng công nghệ mới.
Cụ thể là chương trình sử dụng hồ thuỷ lợi để khai thác năng lượng; làm thuỷ điện tĩnh năng trên các hồ thuỷ lợi; phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, điện mặt trời trên kênh và trên hồ thuỷ lợi. Tổng công suất sơ bộ từ 3 chương trình phát triển năng lượng xanh của ngành cơ khí dự tính khoảng 7.000 MW. Hiệp hội đã trình để đưa vào Quy hoạch điện VIII.
Chương trình thứ 4 được Hiệp hội thực hiện là dự án trồng tre sinh khối. Theo ông Nguyễn Văn An, qua nghiên cứu cây tre sinh khối phù hợp với phát triển xanh nhờ nhiều ưu điểm trong bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, tre hấp thụ CO2 gấp 4 lần và giải phóng oxi vào khí quyển nhiều hơn 35% so với các cây gỗ tương đương.
Về giá trị kinh tế, hệ sinh thái cây tre sinh khối mang lại giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn, thân tre làm tấm ván ép, phục vụ xây dựng; ngọn và gốc tre làm viên gỗ nén cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, điện sinh khối thay thế cho than đá đầu vào để phục vụ cho phát triển năng lượng. Với công nghệ của châu Âu, hiện nay từ cây tre có thể đốt thành than và làm thành hạt nhựa có thể phân huỷ trong từ 1-3 năm, tốt cho môi trường sinh thái…
>>>Phát triển xanh là yếu tố then chốt để đem đến sự phát triển bền vững
Hiện nay, Hiệp hội đề xuất và từng bước phát triển trồng tre sinh khối trên 15.000 hồ thuỷ lợi chưa được sử dụng hay trên quỹ đất đang trồng cây keo đã hoàn thành nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo và đang bộc lộ một số nhược điểm. Nhất là trong điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, các đợt bão gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây keo khiến người trồng lâm vào cảnh thua lỗ.
Hơn nữa, theo tính toán, mỗi vụ trồng keo từ 5-7 năm mới thu hoạch và giá trị nhận được khoảng 80 triệu đồng/ha. Trong khi thay thế bằng tre sinh khối, giá trị kinh tế có thể tăng thêm gấp mấy lần. Ngay từ những năm đầu tiên trồng tre sinh khối, người dân có thể xen canh các loại cây màu, đến năm thứ 3 có thể thu măng để bán thương phẩm.
Đặc biệt, theo tính toán, mỗi một ha trồng tre thu được 135 tín chỉ carbon mỗi năm. Về mục tiêu lâu dài, phát triển tre sinh khối phù hợp với phát triển xanh của đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Hàng loạt cam kết rót vốn giúp Việt Nam phát triển xanh tại COP28
00:35, 02/12/2023
Doanh nghiệp hướng tới phát triển xanh
12:32, 28/10/2023
Chính phủ và Doanh nghiệp đồng hành phát triển xanh, bền vững
16:20, 11/10/2023
Những tín hiệu tốt cho tăng trưởng, phát triển xanh
12:03, 27/04/2023
Hỗ trợ thuế phát triển xanh và tự động hóa
04:00, 26/03/2023
KINH TẾ 2023: Hướng tới mục tiêu phát triển xanh
17:25, 17/11/2022