Phục hồi kinh tế: Cần chấp nhận nợ công, thâm hụt ngân sách tăng

Diendandoanhnghiep.vn Để hỗ trợ phục hồi kinh tế, các chuyên gia cho rằng cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng và tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong tầm kiểm soát.

>> Kết hợp chính sách tài khoá và tiền tệ ra sao để tạo đà phục hồi kinh tế?

Theo TS Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, điểm nổi bật trong chính sách tài khóa của các nước là đồng loạt đưa ra các gói hỗ trợ thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ quy mô lớn, chưa từng có tiền lệ để phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả của COVID-19 và hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội.

Chính phủ đang huy động mọi nguồn lực, xây dựng dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô đủ lớn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nhất là ở các lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19.

Chính phủ đang huy động mọi nguồn lực, xây dựng dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô đủ lớn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nhất là ở các lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19.

Việt Nam đã triển khai hàng loạt gói hỗ trợ tài khóa (gồm cả an sinh xã hội) từ đầu năm 2021 đến nay với tổng giá trị khoảng 130.570 tỉ đồng, tương đương 1,64% GDP năm 2020.

Việc triển khai các gói hỗ trợ đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, các gói hỗ trợ tài khóa chưa đủ lớn và rộng; việc thực hiện các gói hỗ trợ còn chậm (nhất là gói cho vay hỗ trợ trả lương…); tỷ lệ hỗ trợ tiền mặt (nhất là đối với lao động tự do) còn thấp; doanh nghiệp ở một số lĩnh vực như vận tải, du lịch, giáo dục – đào tạo, bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất khó khăn…

Ngoài ra, kinh tế thế giới nói chung, các nước mới nổi và Việt Nam nói riêng đang đứng trước thách thức lớn là tung ra các gói hỗ trợ nhiều, tín dụng tăng, nợ xấu tiềm ẩn tăng, áp lực lạm phát tăng, trong khi ngân sách còn hạn hẹp và nền kinh tế có dấu hiệu “lỡ nhịp”, “tụt hậu” trong quá trình phục hồi.

TS Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu BIDV cho rằng dư địa mở rộng chính sách tài khóa, dư địa các gói hỗ trợ khác còn khá lớn. Nhằm tăng cường hiệu quả của các chính sách tài khóa và các gói hỗ trợ góp phần sớm phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nhóm đưa ra 8 kiến nghị cụ thể.

>> Mở rộng chính sách tài khoá, khôi phục sức dân

>> Phục hồi kinh tế: Chính sách tài khóa yểm trợ cho chính sách tiền tệ

Theo đó, cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng và tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong tầm kiểm soát. Với tiềm lực, dư địa tài khóa và tiền tệ - tín dụng hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng chi ngân sách ở mức độ hợp lý và từ năm 2024 có thể quay lại quỹ đạo, kiểm soát những cán cân này lành mạnh hơn khi kinh tế phục hồi vững chắc.

Ngoài ra, cần tập trung nhiều vào hỗ trợ tiền mặt, giảm phí/chi phí, bảo lãnh tín dụng, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất hơn là giãn hoãn thuế, nghĩa vụ trả nợ; triển khai nhanh, gọn, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng mạnh công nghệ; gắn chương trình phục hồi kinh tế với chiến lược phòng chống dịch bệnh... nhằm huy động và phân bổ nguồn lực phù hợp và phát triển bao trùm, bền vững. 

Nhóm cũng kiến nghị chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt nhưng không hoàn toàn nới lỏng, ưu tiên hỗ trợ phục hồi song vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát; chính sách tài khóa theo hướng mở rộng thận trọng, vừa hỗ trợ tăng trưởng vừa vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát.

Về gói hỗ trợ tài khóa, xem xét giảm thuế giá trị gia tăng (khoảng 1-2%) nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước (trong năm 2022); thúc đẩy bảo lãnh vay doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các quỹ bảo lãnh; gói tín dụng hỗ trợ lãi suất (thấp hơn khoảng 2-3% so với lãi suất thị trường; hỗ trợ 1 phần chi phí đầu vào cho doanh nghiệp (như giảm phí bảo nhiểm xã hội, phí công đoàn, hỗ trợ chi phí xét nghiệm, chi phí “3 tại chỗ”…).

Tổng các gói hỗ trợ này chúng tôi ước tính khoảng 400.000 tỉ đồng, ước thực chi khoảng 240.000 tỉ đồng (3% GDP); chưa kể phần hỗ trợ an sinh xã hội, và đầu tư của SCIC (như Bộ Kế hoạch-Đầu tư đang đề xuất) do bản chất các khoản đầu tư này là khác”, nhóm nghiên cứu nêu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi kinh tế: Cần chấp nhận nợ công, thâm hụt ngân sách tăng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713913490 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713913490 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10