Ngành giáo dục cắt giảm "cơ học" điều kiện kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Cùng với kết quả năm 2017, số điều kiện kinh doanh mà Bộ đã và dự kiến cắt giảm hoặc đơn giản hóa trong năm 2018 là 120/241 điều kiện hiện hành, chiếm 49,8%. Nhưng đó mới chỉ là những con số cơ học...

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Công văn số 1571/BGDĐT-VP của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề nghị góp ý phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của ngành. Về quan điểm tiếp cận của việc gỡ bỏ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, VCCI cho rằng: “Hoạt động của các cơ sở giáo dục” được xác định là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là hợp lý, bởi vì đây là hoạt động tác động đến những lợi ích công như: chất lượng nguồn nhân lực của xã hội; sự phát triển về nhân cách cũng như tri thức của người học.

Tuy nhiên, các điều kiện kinh doanh cần được thiết kế phải đảm bảo ít nhất các nguyên tắc:

Thứ nhất, Bám sát mục tiêu khi quy định về điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 7.1 Luật đầu tư năm 2014 (chỉ nhằm đảm bảo các lợi ích công cộng);

Thứ hai, Các điều kiện cần đảm bảo yếu tố hợp lý, khả thi và có tác dụng thúc đẩy sức phát triển của hoạt động giáo dục, tránh phát sinh các thủ tục hành chính gây khó khăn cho các nhà đầu tư

Thứ ba: Các điều kiện cần phải rõ ràng, cụ thể, tạo cách hiểu thống nhất cho các đối tượng áp dụng, tránh hiện tượng trao quá nhiều quyền quyết định cho các cán bộ thực thi, tạo dư địa cho nhũng nhiễu.

Theo quan điểm này, VCCI cho rằng nếu đối chiếu với các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, một số điều kiện kinh doanh chưa đáp ứng được các yêu cầu.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Công văn số 1571/BGDĐT-VP của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề nghị góp ý Phương án cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD của ngành.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Công văn số 1571/BGDĐT-VP của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề nghị góp ý Phương án cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD của ngành.

Ví dụ cụ thể, VCCI cho biết, theo quy định tại Nghị định 46 về điều kiện thành lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục đào tạo thì để thành lập trường mẫu giáo, mầm non; các cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học; trường trung học); trung tâm ngoại ngữ, tin học; phổ thông dân tộc nội trú; phổ thông dân tộc bán trú, nhà đầu tư phải thực hiện 02 thủ tục: Thủ tục cho phép thành lập; Thủ tục cho phép hoạt động

Đối với thủ tục, theo quan điểm của VCCI thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và đồng ý về mặt chủ trương đối với việc thành lập cơ sở giáo dục. Với những điều kiện chung chung và khá mơ hồ (sẽ được phân tích ở phần sau) thì các cơ quan nhà nước gần như có toàn quyền quyết định mang tính chủ quan về việc cho phép hay không cơ sở giáo dục được thành lập.

Đối với thủ tục, cơ quan nhà nước sẽ xem xét các điều kiện hoạt động của cơ sở giáo dục. Thủ tục này tương tự như thủ tục cấp phép kinh doanh của các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác.
Cả hai thủ tục cấp phép và hai giấy phép này đều được thực hiện bởi một cơ quan.

Trong phần lớn các ngành nghề kinh doanh khác, việc quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ thực hiện qua 01 thủ tục cấp phép duy nhất (thủ tục cấp phép bởi cơ quan quản lý chuyên ngành, sau khi nhà đầu tư đáp ứng toàn bộ các điều kiện để được cấp phép).

“Không rõ tại sao giáo dục, đào tạo lại phải cần cấp phép qua 2 thủ tục riêng?”, VCCI đặt câu hỏi.

Mặc dù, giáo dục, đào tạo là lĩnh vực có tác động đáng kể đến trật tự công (như được nêu ở trên), nhưng việc thiết kế điều kiện kinh doanh theo hai tầng nấc như hiện nay không giúp tăng hiệu quả kiểm soát hơn so với việc cấp phép một lần (bởi vẫn chỉ là các điều kiện như vậy, vấn đề là cấp một giấy phép hay hai giấy phép mà thôi).

Có ý kiến cho rằng việc cấp phép hai lần là để “giúp” nhà đầu tư tránh được nguy cơ bỏ nhiều vốn đầu tư thực hiện nhưng lại bị từ chối cấp phép, dẫn tới lãng phí và thiệt hại lớn. Tuy nhiên, lập luận này không thuyết phục ở chỗ: nếu các điều kiện là rõ ràng, đã được công bố trước, nhà đầu tư không đáp ứng được đủ thì việc từ chối cấp phép là đương nhiên, thiệt hại cho nhà đầu tư trong trường hợp này hoàn toàn xuất phát từ lỗi của nhà đầu tư. Còn nếu điều kiện không rõ ràng, chung chung (như sẽ phân tích ở dưới đây) dẫn tới khả năng nhà đầu tư dù đáp ứng đủ các điều kiện vẫn có thể bị từ chối cấp phép, dẫn tới thiệt hại, thì vấn đề là phải sửa các điều kiện cho rõ ràng, chứ không phải là thiết kế 2 thủ tục gây vướng mắc, tốn kém thời gian nguồn lực của nhà đầu tư.

Phương án đưa ra đề xuất, bỏ điều kiện “có đề án thành lập… phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt” với lý do “Luật Quy hoạch không còn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục …”. Việc bãi bỏ điều kiện này chưa thực sự mang tính cải cách, chưa tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vì vẫn phải thực hiện đến hai lần cấp phép mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này.
Từ những phân tích trên, VCCI đề nghị thiết kế lại điều kiện, thủ tục thành lập cơ sở giáo dục theo hướng nhà đầu tư chỉ cần phải một lần xin giấy phép, nhập hai thủ tục xin cấp phép thành lập và hoạt động vào làm một.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành giáo dục cắt giảm "cơ học" điều kiện kinh doanh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714052568 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714052568 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10