PMI tăng mạnh do đơn đặt hàng cao

NGUYỄN VIỆT 02/08/2024 03:40

Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) cho thấy, ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục giữ ở mức cao, đạt 54,7 điểm trong tháng 7/2024.

>>Nhóm ngành bất động sản chờ đợi sự phục hồi tăng trưởng kinh tế

S&P Global vừa công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 7/2024, theo đó PMI không thay đổi so với tháng 6 - đạt 54,7 điểm cho thấy các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể. 

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tăng 54,7 điểm trong tháng 7.

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tăng 54,7 điểm trong tháng 7.

Trong đó có 3 điểm nổi bật. Đó là, sản lượng tăng nhanh nhất kể từ tháng 3/2011, hoạt động mua hàng và việc làm tăng và tồn kho hàng thành phẩm giảm gần bằng mức kỷ lục.

Báo cáo của S&P Global ghi nhận mức tăng trưởng mạnh của ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 6 tiếp tục được duy trì trong tháng 7. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh khiến các nhà sản xuất tăng sản lượng và tốc độ tăng trưởng đã nhanh gần bằng mức cao kỷ lục.

Đáng chú ý, số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh đến mức các công ty đã sử dụng hàng tồn kho thành phẩm với một trong những mức độ cao nhất từng được ghi nhận, bất kể những nỗ lực tăng việc làm và hoạt động mua hàng hóa đầu vào.

Trong khi đó, chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tiếp tục tăng đáng kể, và lạm phát đã “dịu lại” so với tháng 6. Sự cải thiện đáng kể được ghi nhận ở tất các lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa trung gian và hàng hóa đầu tư cơ bản.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 7, và tốc độ tăng chỉ chậm hơn một chút so với mức gần kỷ lục của tháng 6. Những nơi có số lượng đơn đặt hàng mới tăng là do nhu cầu thị trường mạnh hơn và số lượng khách hàng tăng.

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng, mặc dù với mức độ yếu hơn so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới. Một số công ty cho biết nhu cầu hàng xuất khẩu đã bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển cao.

Trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh, các nhà sản xuất đã tăng mạnh sản lượng trong tháng 7. Hơn nữa, tốc độ tăng sản lượng đã nhanh hơn so với tháng 6 và là mức nhanh thứ hai được ghi nhận, chỉ sau mức của tháng đầu tiên thu thập dữ liệu là tháng 3/2011.

Mặc dù sản lượng tăng mạnh, các công ty vẫn cần sử dụng hàng tồn kho hiện có để đáp ứng các đơn đặt hàng mới. Trên thực tế, hàng tồn kho thành phẩm đã giảm xuống mức thấp thứ hai từng được ghi nhận, chỉ đứng sau mức của tháng 2/2014.

Các công ty đã cố tăng công suất bằng việc tăng cả hoạt động mua hàng và việc làm vào đầu quý III. Hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng đáng kể và tốc độ tăng là nhanh nhất kể từ tháng 5/2022. Mặt khác, số lượng nhân viên lại chỉ tăng nhẹ và tốc độ tăng là chậm hơn so với tháng 6. Trong khi đó, lượng công việc tồn đọng đã tăng tháng thứ hai liên tiếp.

>>Gỡ "nút thắt" tự do hóa thị trường hàng không để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

>>Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng: Nền tảng đột phá khu thương mại tự do

Năm 2024, dự kiến mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 44 tỷ USD có thể trở thành hiện thực.

Năm 2024, dự kiến mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 44 tỷ USD có thể trở thành hiện thực.

Bình luận về chỉ số PMI tháng 7/2024 của Việt Nam, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho rằng vấn đề chính đối với các công ty hiện nay là theo kịp nhu cầu. Trong khi sản xuất được đẩy mạnh, các công ty vẫn buộc phải sử dụng hàng tồn kho để đáp ứng các yêu cầu đặt hàng mới, từ đó khiến hàng tồn kho giảm với một trong những mức mạnh nhất từng được ghi nhận.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho biết ngành dệt may Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc do hầu hết các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu đang kiềm chế được lạm phát khiến sức mua tăng lên.

“Các kho hàng tồn dư của các nhãn hàng đã giảm đi, một số doanh nghiệp dệt may hiện đã thông qua Vitas để tìm những công ty nhỏ hơn thuê gia công lại đơn hàng”, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai bày tỏ.

Vẫn theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, năm 2024 dự kiến mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 44 tỷ USD có thể trở thành hiện thực.

“Nếu tình hình kinh tế thế giới không có biến động lớn so với hiện nay, cũng như không có thêm các cuộc xung đột địa chính trị, hoạt động sản xuất của ngành dệt may sẽ có chiều hướng phục hồi và khởi sắc tốt,” bà Nguyễn Thị Tuyết Mai chia sẻ.

Ông Phạm Minh Đức, Tổng giám đốc Công ty CP May Nam Định cho biết doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng xuất khẩu cho năm 2024, đang bắt đầu làm việc về đơn hàng quý I, quý II năm 2025.

Mặc dù, sản xuất, kinh doanh vẫn nhiều áp lực bởi chi phí tăng cao, nhưng tín hiệu tốt hơn về đơn hàng giúp cho các doanh nghiệp có thêm hy vọng về đích với các chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra hồi đầu năm.

“Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của May Nam Định ước đạt 420 tỷ đồng, trong đó 90% đến từ doanh thu FOB, lợi nhuận ước đạt 10 tỷ đồng. Với tình hình đơn hàng khởi sắc những tháng tới, cả năm 2024 doanh thu Công ty đạt 700 tỷ đồng, tăng khoảng 35% so với năm 2023”, ông Phạm Minh Đức chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Những động lực cho tăng trưởng kinh tế

    03:13, 19/07/2024

  • Vì sao Hải Phòng bứt phá, tăng trưởng kinh tế đứng thứ 5 của cả nước?

    01:34, 12/07/2024

  • Công nghệ số: Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bến vững

    13:09, 10/07/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
PMI tăng mạnh do đơn đặt hàng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO