PMI Việt Nam tạo đáy mới nhưng vẫn khả quan ở Đông Nam Á

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi xuống thấp kỷ lục trong tháng 3, đây tiếp tục là đáy mới của chỉ số quản trị mua hàng, sau 9 năm được theo dõi tại Việt Nam.

Báo cáo IHS Markit vừa công bố cho thấy, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 4 của Việt Nam giảm hơn 9 điểm so với tháng trước, chỉ còn 32,7 điểm. Trước đó, tháng 3 PMI cũng chỉ đạt 41,9 điểm. Đây là mức kỷ thấp kỷ lục trong vòng 9 năm qua, kể từ khi chỉ số này được theo dõi tại Việt Nam.

Báo cáo cho thấy các điều kiện kinh doanh đã xấu đi hơn trong suốt ba tháng qua. Dữ liệu cũng cho thấy từ tháng 2-4/2020, PMI ngành sản xuất Việt Nam đều dưới 50 điểm, cho thấy sự suy giảm. Đáng chú ý là xu hướng tháng sau thấp điểm hơn tháng trước.

COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề nhất lên sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản xuất. Cả hai tham số này đều giảm nghiêm trọng trong tháng 4 khi các đơn hàng bị hủy và các công ty ngừng hoạt động.

Mức giảm của tổng số lượng đơn đặt hàng mới không mạnh bằng mức giảm của riêng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới, cho thấy ảnh hưởng của virus lên các thị trường trên thế giới.

Khoảng hai phần ba số người trả lời khảo sát cho biết sản lượng giảm trong tháng. Trong điều kiện như vậy, tình trạng giảm được ghi nhận ở cả ba lĩnh vực được khảo sát, dẫn đầu là lĩnh vực sản xuất hàng hóa trung gian.

Việc thiếu các đơn đặt hàng mới dẫn đến giảm mạnh lượng công việc tồn đọng. Khối lượng công việc giảm khiến các nhà sản xuất giảm lực lượng lao động, trong khi cũng có một số báo cáo cho thấy tình trạng nhân viên nghỉ việc. Mức độ giảm việc làm là mạnh nhất từng được ghi nhận, và đây là tháng thứ hai liên tiếp một mức thấp mới được ghi nhận.

Trong khi đó, tình trạng nhập khẩu hàng hóa khó khăn, khan hiếm nguyên vật liệu và những trở ngại với hoạt động đi lại đã khiến thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài thêm nhiều nhất kể từ khi hoạt động khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011.

Giá cả đầu vào trong tháng 4 đã giảm lần đầu tiên trong 16 tháng, với mức giảm đáng kể và là nhanh nhất kể từ tháng 9/2015.

Các thành viên nhóm khảo sát cho rằng chi phí đầu vào giảm là do thiếu nhu cầu hàng hóa đầu vào và giá dầu giảm. Với chi phí đầu vào giảm, các công ty sản xuất tiếp tục giảm giá cả đầu ra, từ đó kéo dài thời kỳ giảm hiện nay thành ba tháng.

Tốc độ giảm gần đây nhất là mạnh và là nhanh nhất trong lịch sử khảo sát, tương đương với tốc độ giảm trong tháng 6/2012 - báo cáo chỉ rõ. Cụ thể, sản lượng, số lượng đơn hàng mới cũng giảm rất mạnh khiến việc làm và hoạt động mua hàng phải ngừng hoạt động hoặc hủy đơn hàng. Lần đầu tiên nhà đầu tư xuất hiện tâm lý tiêu cực về triển vọng kinh doanh.

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit cho biết chỉ số PMI mới nhất cho thấy những tác động nặng nề của dịch COVID-19 đối với khu vực sản xuất của Việt Nam. Tình trạng này sớm được kết thúc hay không phụ thuộc rất lớn vào cách mà các công ty, khách hàng trước việc nới lỏng phong tỏa và mở cửa lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dữ liệu do IHS Markit cũng cho thấy PMI trên khắp Đông Nam Á đã giảm xuống dưới 50, để lộ những điểm yếu nhất của họ kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Dữ liệu PMI Trung Quốc công bố tuần trước cho thấy , chỉ số của các nhà quản lý mua hàng sản xuất chính thức giảm xuống 50,8 (so với 52 tháng trước). Chỉ số Caixin tập trung vào các công ty định hướng xuất khẩu nhỏ, quay trở lại suy giảm.

Theo báo cáo của IHS, sự sụt giảm ở Hàn Quốc, một mắt xích của thương mại toàn cầu, cho thấy ngay cả khi Trung Quốc khởi động trở lại sau khi bị khóa, họ vẫn chưa cung cấp đủ nhu cầu nguyên liệu để tạo ra sản lượng.

PMI theo dữ liệu chính thức cho thấy xuất khẩu của Hàn Quốc giảm sâu nhất trong tháng 4, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nay. Giá trị của các lô hàng ở nước ngoài giảm 24% so với cùng kỳ do sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu tàu, ô tô và phụ tùng ô tô, chất bán dẫn và các sản phẩm dầu.

Chỉ số PMI của Indonesia đã giảm mạnh nhất, xuống còn 27,5 trong tháng 4 (từ 45,3 trong tháng 3), Malaysia giảm xuống 31,3.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam (The Nikkei Vietnam Manufacturing PMI) dựa theo dữ liệu khảo sát hàng tháng được gửi đến các nhà quản trị mua hàng của hơn 400 doanh nghiệp ngành công nghiệp (industrial companies). Bảng dữ liệu được phân loại theo GDP và quy mô lực lượng lao động doanh nghiệp.

Lĩnh vực sản xuất (manufacturing sector) được chia thành 8 mảng: Kim loại (basic metals), hóa chất và nhựa (chemicals & plastics), điện và quang học (electrical & optical), thực phẩm và đồ uống (food & drink), kỹ thuật cơ khí (mechanical engineering), dệt và may mặc (textiles & clothing), giấy và gỗ (timber & paper), vận chuyển (transport).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết PMI Việt Nam tạo đáy mới nhưng vẫn khả quan ở Đông Nam Á tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714113211 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714113211 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10