Quan ngại làn sóng dịch chuyển cho vay ngang hàng từ Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Hàng chục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng - sau khi đổ vỡ tại Trung Quốc, có dấu hiệu tràn sang Việt Nam, mang đến vô vàn rủi ro!

Việc các doanh nghiệp cho vay ngang hàng tại Trung Quốc tràn sang Việt Nam đang dẫn đến nhiều lo ngại

Việc các doanh nghiệp cho vay ngang hàng tại Trung Quốc tràn sang Việt Nam đang dẫn đến nhiều lo ngại

Bùng nổ tại Trung Quốc

Các công ty P2P Lending cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến (Platform) để người vay kết nối trực tiếp với bên cho vay mà không thông qua trung gian. Công ty P2P được hưởng phí dịch vụ từ cả nhà đầu tư và bên vay.

Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến của công ty vận hành ghi nhận và lưu trữ bằng các bản ghi điện tử, số hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty P2P Lending và được đăng tải cho khách hàng đăng ký tham gia.

Trong quá khứ, Trung Quốc là một quốc gia ưa chuộng thanh toán bằng tiền mặt và không phát triển các hình thức cho vay tín dụng. Tuy nhiên, sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các phương thức thanh toán mới (ví dụ: AliPay, WeChat Pay) đã giúp thay đổi suy nghĩ của người dân Trung Quốc và mở đường cho sự phát triển của lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, việc vác ngân hàng thương mại ở Trung Quốc tập trung vào khối doanh nghiệp nhà nước trong một thời gian dài khiến người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quốc gia này rơi vào tình trạng trì trệ.

Cùng với việc lãi suất cơ bản được chính phủ Trung Quốc giữ ở mức thấp, nhu cầu về tài chính ngày càng tăng của cả hai đối tượng trên đã dễ dàng trở thành mảnh đất hấp dẫn các công ty P2P.

Chính vì vậy, P2P có vẻ hấp dẫn và là một lựa chọn đầu tư dễ dàng với các khoản vay hứa hẹn lợi nhuận từ 8-12% trở lên, thúc đẩy sự tăng trưởng nóng trong lĩnh vực này. Theo số liệu thống kê, P2P tại Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng từ năm 2011 đến 2015.

Tuy nhiên, sự phát triển tự do không có hành lang pháp lý đã khiến các công ty P2P Trung Quốc biến tướng gây hệ luỵ xấu trong xã hội và làm hơn 400 sàn giao dịch phá sản, đẩy hàng loạt nhà đầu tư vào cảnh vỡ nợ tại Trung Quốc.

Đồng thời, nhiều công ty P2P lập ra với chủ đích gọi vốn để lừa đảo, huy động vốn rồi trốn chạy khiến các nhà đầu tư có tâm lý hoảng loạn ồ ạt rút tiền. Việc hacker tấn công trang web hoặc chủ website cố tình đánh sập để ôm tiền bỏ trốn.

Ngoài ra, ngành công nghiệp cho vay ngang hàng có thể chịu thêm những đòn nặng nề do những thách thức khác như cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, với một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang có nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Zennon Kapron, giám đốc công ty tư vấn công nghệ tài chính Kapronasia cho biết, việc thiếu điều tiết từ chính quyền đã khiến nhiều doanh nghiệp cho vay ngang hàng từ bỏ cuộc chơi hoặc dịch chuyển sang các thị trường xung quanh Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Dự kiến, số lượng nền tảng P2P tại Trung Quốc sẽ chỉ còn khoảng 50-200 doanh nghiệp cho vay ngang hàng trong năm 2019. Mặt khác, hãng tin Bloomberg ước tính, khi hàng loạt công ty cho vay ngang hàng đóng cửa tại Trung Quốc đã khiến tổng mức nợ xấu phát sinh khoảng 192 tỉ USD.

Cần thận trọng

Đối mặt với làn sóng dịch chuyển cho vay ngang hàng từ Trung Quốc, các chuyên gia nhận định, một số các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng chưa có hành lang pháp lý cho hoạt động này. Do vậy, rủi ro đối với người cho vay hầu như không được bảo hiểm từ các cơ quan chính phủ, khác với các khoản vay từ các tổ chức tín dụng được bảo hiểm từ cơ quan bảo hiểm tín dụng quốc gia.

Các khoản vay được cung cấp dưới hình thức cho vay ngang hàng hiện nay hầu hết là các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Do vậy, họ phải tự quản lý rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài ra các công ty cho vay ngang hàng thiếu minh bạch, dễ bị lợi dụng để lừa đảo.

Mặt khác, hoạt động P2P Lending mới được hình thành và phát triển gần đây dẫn đến việc các nền tảng giao dịch trực tuyến của công ty P2P Lending chưa được cơ quan tham quyền kiểm tra, đánh giá nên có thể tồn tại nguy cơ bị tấn công mạng đánh cấp thông tin gây thiệt hại cho các bên tham gia.

Hiện nay các quốc gia khác trên thế giới đang bắt đầu siết chặt các quy định về cho vay ngang hàng. Trong những tháng gần đây, các ngân hàng như Goldman Sachs và Citigroup đã từ chối các thỏa thuận với các công ty P2P Trung Quốc đang tìm cách niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Mặc dù hoạt động cho vay ngang hàng mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng trong bối cảnh hành lang pháp lý còn bỏ ngỏ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn trước hoạt động cho vay ngang hàng, đặc biệt là trong giao dịch với các doanh nghiệp nước ngoài. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quan ngại làn sóng dịch chuyển cho vay ngang hàng từ Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713520362 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713520362 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10