Quảng Nam làm gì để nắm bắt "cơ hội vàng" phát triển kinh tế động lực?

NGUYỄN HOÀNG 12/05/2022 03:10

"Một cơ hội vàng" giúp Quảng Nam bứt phá trở thành là tỉnh phát triển mạnh trong vùng kinh tế động lực miền Trung sau khi Thủ tướng chính phủ "bật đèn xanh" với những cơ chế chính sách khai mở.

>>Quảng Nam “khai tử” hàng loạt dự án bất động sản

Nắm bắt "cơ hội vàng"

Trong cuộc họp hôm 9/5 triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh khẳng định: Kết luận của Thủ tướng Chính phủ sẽ mở ra "cơ hội vàng" cho Quảng Nam phát triển và chủ động để sớm hiện thực hóa các kết luận này trên thực tế.

"Các kết luận của Thủ tướng Chính phủ là cơ hội lớn giúp Quảng Nam phát triển, hiện thực hóa các kết luận này không chỉ hoàn tất trong một nhiệm kỳ mà rất nhiều năm sau nữa. Ngay bây giờ chúng ta phải nắm bắt cơ hội không trông chờ ỷ lại mà phải bằng nội lực dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm"- Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nhấn mạnh.

a

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho Quảng Nam phát triển .

Để hiện thực hóa kết luận của Thủ tướng một cách nhanh nhất, ông Thanh yêu cầu các sở ban ngành cần chủ động nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách cho di sản Hội An, Mỹ Sơn (Duy Xuyên) không chỉ là nguồn thu để lại cho di sản mà còn hướng đến mở rộng phát triển các vùng phụ cận, giúp giãn dân, bảo tồn trực tiếp phố cổ, xã hội hóa đầu tư cho tư nhân khai thác các di sản và đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản Quảng Nam.

Đầu tư xây dựng cảng biển Kỳ Hà-Chu Lai giao cho các sở, ngành, địa phương, tập đoàn Thaco phối hợp với các tổ công tác của các bộ, ngành trung xây dựng các báo cáo đề xuất dự án khơi thông luồng lạch Cửa Lở, quy hoạch chi tiết hệ thống cảng biển trên cơ sở đánh giá tác động môi trường, xác định khu chuyên dụng hậu cần cảng logistics container. Lập thủ tục pháp lý để trình Chính phủ ra quyết định chủ trương đầu tư bến cảng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh khuyến cáo việc lập quy hoạch gồm quy hoạch chung, đô thị, phân khu, chi tiết tại Khu kinh tế mở Chu Lai phải đúng, hợp quy hoạch điều chỉnh Khu kinh tế mở Chu Lai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đây, theo hướng điều chỉnh cục bộ.

 "Kiến nghị những vướng mắc trong thu hồi đất giải phóng mặt bằng thì tìm nguồn lực ở đâu? Nếu không có tiền thì làm cách gì, như thế nào để thu hút đầu tư vào khu vực này? Địa phương, doanh nghiệp cần nhà nước hỗ trợ gì?" - Ông Lê Trí Thanh đặt vấn đề.

a

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tuyên bố thời hạn ấn định cho các báo cáo, đề án, dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chậm nhất là quý III.2022 phải hoàn tất.

Dự án mở rộng quốc lộ 14E sẽ khởi công năm 2023, hoàn tất năm 2024 cần quản lý mốc giới, hiện trạng. Còn dự án con đường “trên cao” xuyên rừng nối Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển do Thaco đầu tư cần tính toán cụ thể những vấn đề phát sinh giao cho Thaco chủ động đề xuất.

Trung tâm công nghiệp dược liệu cần qui hoạch và tính toán vùng nguyên liệu tại miền núi, xây dựng các nhà máy tại Khu kinh tế mở Chu Lai. UBND huyện Thăng Bình tiến hành sớm việc khảo sát, đánh giá những khu vực phân bố cát trắng, xây dựng đề án chế biến sâu silica.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh tuyên bố thời hạn ấn định cho các báo cáo, đề án, dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chậm nhất là quý III.2022 phải hoàn tất. Vì vậy cần sự chủ động, không trông chờ ý lại vào các bộ, ngành trung ương. Các sở, ngành, địa phương liên quan phát huy nội lực để sớm hoàn thành.

Điều chỉnh 1.600 ha rừng phòng hộ ven biển mở đường phát triển kinh tế

Để từng bước thực thi các kết luận của Thủ tướng, việc đầu tiên mà Quảng Nam triển khai chỉ sau 1 tuần lễ nhận thông báo của Văn phòng Chính phủ hôm 6/5 đó là việc xin điều chỉnh 1.600 ha rừng phòng hộ ven biển để triển khai các dự án động lực và xây dựng hạ tầng khu cho phát triển kinh tế du lịch, thương mại dịch vụ.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Lê Trí Thanh cho biết tại địa bàn các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành chạy dọc theo ven biển có 3.636 ha rừng phòng hộ. Trong đó, diện tích có rừng 2.875 ha và 761 ha đất trống, ngập nước theo mùa.

a

Ông Lê Trí Thanh khuyến cáo việc lập quy hoạch gồm quy hoạch chung, đô thị, phân khu, chi tiết tại Khu kinh tế mở Chu Lai phải đúng, hợp quy hoạch điều chỉnh Khu kinh tế mở Chu Lai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đa số diện tích rừng này được trồng từ những năm 1990 theo các chương trình phủ xanh đất trống,  không phải rừng tự nhiên. Thời điểm đó, khu vực này là đất cát, không có hạ tầng, thuộc các xã đặc biệt khó khăn ven biển. Rừng phòng hộ thuộc nhiều chương trình đa phần là cây dương liễu, keo. Trận bão năm 2020, khiến 292 ha rừng ngã đổ hư hại không hồi phục. Hiện diện tích có rừng trên thực tế là 2.583 ha.

Sau khi điều chỉnh mở rộng không gian Khu kinh tế mở Chu Lai vào cuối năm 1998, hạ tầng chiến lược tại vùng kinh tế động lực được đầu tư như hạ tầng giao thông. Vùng đất cát bạc màu hoang hóa ven biển được Đảng bộ và chính quyền tỉnh  là vùng kinh tế động lực của tỉnh đầu tư phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ mà hạt nhân là Khu Kinh tế mở Chu Lai.

Hàng loạt hạ tầng kinh tế kỹ thuật như tuyến đường xương sống 129 nối Đà Nẵng với sân bay Chu Lai, và các dự án động lực khi triển khai gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất rừng và trồng rừng thay thế.

a

Đề xuất dự án khơi thông luồng lạch Cửa Lở, quy hoạch chi tiết hệ thống cảng biển trên cơ sở đánh giá tác động môi trường, xác định khu chuyên dụng hậu cần cảng logistics container. 

Trước những khó khăn vướng mắc thủ tục, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Quảng Nam phối hợp với cơ quan chức năng điều chỉnh quy hoạch rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam từ 3.636 ha xuống còn 2.000 ha, trên cơ sở phù hợp hiện trạng rừng đủ điều kiện công nhận thành rừng hiện nay tại khu vực ven biển có chức năng phòng hộ và tạo cảnh quan môi trường.

Việc điều chỉnh qui hoạch rừng, Thủ tướng yêu cầu Quảng Nam sắp xếp lại, trồng rừng phòng hộ theo nội dung tại quyết định điều chỉnh quy hoạch chung Khu Kinh tế mở Chu Lai (dọc các tuyến đường, bao quanh các khu chức năng, khu dân cư) hồi cuối năm 2018.

Đồng thời tiếp tục triển khai trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển theo hình thức hợp tác công - tư thông qua giao khoán cho các doanh nghiệp đang triển khai dự án tại khu vực này nhằm bảo đảm việc trồng, chăm sóc, quản lý thường xuyên kết hợp phát triển kinh tế với chức năng phòng chống thiên tai. Các loại cây trồng vừa có chức năng phòng hộ vừa cảnh quan để tạo mỹ quan đô thị.

Như vậy một phần trong "nút thắt" của 9 kiến nghị đã được tháo gỡ tạo hành lang pháp lý thông thoáng trong việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế mà Quảng Nam lúng túng trong hơn nửa thập kỷ qua kể từ khi điều chỉnh qui hoạch mở rộng Khu kinh tế mở Chu lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam – Đà Nẵng liên kết phát triển du lịch

    Quảng Nam – Đà Nẵng liên kết phát triển du lịch

    02:30, 10/05/2022

  • Quảng Nam tính thu hồi dự án nhà ở xã hội của Công ty STO

    Quảng Nam tính thu hồi dự án nhà ở xã hội của Công ty STO

    11:00, 08/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Nam làm gì để nắm bắt "cơ hội vàng" phát triển kinh tế động lực?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO