Quảng Ninh: Đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu

Diendandoanhnghiep.vn Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Hiền – Giám đốc Sở Công Thương tại cuộc họp về việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

>>> Quảng Ninh tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư FDI

Đảm bảo không thiếu

Theo bà Nguyễn Thị Hiền – Giám đốc sở Công Thương Quảng Ninh: Trong bối cảnh mặt hàng xăng dầu khan hiếm, giá cả có sự điều chỉnh liên tục song với sự chủ động vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc quản lý, điều hành, đến nay thị trường xăng dầu trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì được sự ổn định, đảm bảo nguồn cung ứng cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân

Theo bà Hiền, trước tình hình diễn biến phức tạp của giá xăng dầu thế giới và thị trường bán lẻ xăng dầu trong nước có nhiều biến động. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các đơn vị kinh doanh xăng dầu cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn cung và chi phí kinh doanh.

Như trong ngày 02/11 và ngày 03/11 đã xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ tại các cửa hàng bán lẻ huyện Vân Đồn. Nguyên nhân được xác định do đơn vị đầu mối là Công Ty Petro Bình Minh đang tiến hành nhập hàng vào kho, thời gian dự kiến kéo dài 2 ngày (ngày 02/11 và ngày 03/11) nên phải tạm dừng việc cấp hàng qua cảng.

một số ngày vừa qua, các cửa hàng xăng dầu trên vùng biển Vân Đồn - Cô Tô tạm ngừng hoạt động khiến áp lực tiêu thụ tập trung về 2 cửa hàng xăng dầu trên bộ nên đã xảy ra tình trạng quá tải.

Một số ngày vừa qua, các cửa hàng xăng dầu trên vùng biển Vân Đồn - Cô Tô tạm ngừng hoạt động khiến áp lực tiêu thụ tập trung về 2 cửa hàng xăng dầu trên bộ nên đã xảy ra tình trạng quá tải.

Ngay sau đó, Sở Công Thương đã làm việc với Công ty Petro Bình Minh, và đến ngày 04/11/2022, Công ty Petro Bình Minh đã cấp đủ hàng cho các đơn vị trên biển.

Với việc giá xăng dầu biến động liên tục, nguồn cung bị đứt gẫy; nguồn hàng dự trữ của các đơn vị đầu mối giảm, do đó việc phân phối cho các doanh nghiệp bán lẻ trong hệ thống bị chia nhỏ, cấp hàng theo ngày, theo tuần khiến các đơn vị khó tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, chi phí chiết khấu rất thấp, có nhiều thời điểm là 0 đồng và kéo dài, khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong việc duy trì các chi phí kinh doanh.

Chia sẻ tại buổi họp, đại diện các đơn vị đầu mối đến phân phối và bán lẻ cho biết, có đơn vị đã lỗ hơn 20 tỷ đồng tính từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, có đơn vị đã phản ánh về việc khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng để nhập xăng dầu…

Tại Quảng Ninh, do là tỉnh dịch vụ du lịch nên lượng xăng dầu tiêu thụ đã tăng đột biến trong nhiều ngày, đặc biệt trong các dịp lễ, cao điểm du lịch, nên lượng hàng và chủng loại dự trữ lưu thông phân bổ cho địa bàn không đều, nên không cung ứng kịp thời cho các cửa hàng bán lẻ, khiến nguồn cung bị gián đoạn một số thời điểm.

Phát biểu tại buổi họp, bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh đánh giá: Tỉnh Quảng ninh có mức tiêu thụ xăng dầu rất lớn, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các đơn vị vẫn cam kết duy trì ổn định thị trường.

“Dự báo trong 2 tháng cuối năm 2022, nhu cầu sử dụng xăng dầu sẽ tiếp tục tăng cao, chính vì vậy, các đơn vị đầu mối cần chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể trong việc đảm bảo lượng cung ứng cho các đại lý phân phối, cửa hàng xăng dầu, không để bị động trước các diễn biến, đảm bảo không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân”, bà Hiền đề nghị.

Dự kiến Nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tính cho 2 tháng cao điểm cuối năm dự kiến 270.000-300.000 m3 xăng dầu.

Dự kiến nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tính cho 2 tháng cao điểm cuối năm dự kiến 270.000-300.000 m3 xăng dầu.

Cũng tại buổi họp, đại diện cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu đã thống nhất sẽ lập nhóm Zalo để có thể kết nối thường xuyên, liên tục cập nhật thông tin về điều phối xăng dầu, đảm bảo hoạt động cung cấp, kinh doanh xăng dầu được thông suốt.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 5 thương nhân đầu mối, 8 thương nhân phân phối và 114 doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu với 223 cửa hàng bán lẻ. Nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tính cho 2 tháng cao điểm cuối năm dự kiến 270.000-300.000 m3 xăng dầu.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối, lượng tồn kho phục vụ nhu cầu kinh doanh và dự trữ cung ứng theo hợp đồng sản xuất lớn là khoảng 195.000 m3.

Cương quyết xử lý nếu doanh nghiệp găm hàng

Được biết, vừa qua tại huyện Vân Đồn do gián đoạn nguồn cung, một số ngày vừa qua, các cửa hàng xăng dầu trên vùng biển Vân Đồn - Cô Tô tạm ngừng hoạt động khiến áp lực tiêu thụ tập trung về 2 cửa hàng xăng dầu trên bộ nên đã xảy ra tình trạng quá tải. UBND huyện Vân Đồn đã phối hợp với ngành công thương kiểm tra, yêu cầu các đơn vị phân phối nhập hàng, đảm bảo nguồn cung cấp ra thị trường ổn định, không bị gián đoạn.

Bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh: Nguyên nhân trong thời gian vừa qua, đơn vị đầu mối Petro Bình Minh có nhập hàng vào ngày mùng 2,3/11 do vậy dẫn đến việc gián đoạn cấp hàng qua cảng. Một số cửa hàng có nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến từ 1,5 - 2 lần. Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với Petro Bình Minh và công ty đã cam kết đảm bảo nguồn hàng hoá.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 5 doanh nghiệp đầu mối, 8 doanh nghiệp phân phối, 114 doanh nghiệp kinh doanh, bán lẻ xăng dầu và 223 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang hoạt động.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 5 doanh nghiệp đầu mối, 8 doanh nghiệp phân phối, 114 doanh nghiệp kinh doanh, bán lẻ xăng dầu và 223 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang hoạt động.

Ông Đào Văn Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh: Về lâu dài, chúng tôi đã giao cho các phòng, ban chức năng tính toán nhu cầu thực tiễn trên địa bàn hàng tuần, hàng tháng và cho cả năm, đáp ứng với kịch bản tăng trưởng kinh tế của huyện. Đồng thời, cũng giao các kế hoạch cụ thể cho các doanh nghiệp cung ứng xong dầu với cái yêu cầu phải đáp ứng ổn định nguồn xăng dầu trên địa bàn.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 5 doanh nghiệp đầu mối, 8 doanh nghiệp phân phối, 114 doanh nghiệp kinh doanh, bán lẻ xăng dầu và 223 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang hoạt động. Để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trên địa bàn, Sở Công Thương đã phối hợp với các doanh nghiệp đầu mối, chủ động sẵn sàng nguồn cung, tăng lượng dự trữ.

Bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh: Chúng tôi cũng tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng, UBND các địa phương và các sở ban, ngành liên quan về tăng cường, kiểm tra, giám sát hoạt động xăng dầu trên địa bàn của mình. Nếu phát hiện phải xử lý cương quyết đối với các hành vi găm hàng, trục lợi, đầu cơ để làm sao cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu yên tâm và phục vụ nhân dân.

Từ nay đến cuối năm được cho là cao điểm trong sử dụng xăng dầu. Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản đề nghị các cơ sở kinh doanh xăng dầu thực hiện để đảm bảo nguồn cung.

Ông Phạm Minh Dực - Phó Giám đốc Công ty xăng dầu B12 cho biết: Công ty xăng dầu B12 đã chủ động nhập, mua từ các nhà máy lọc dầu trong nước, tăng lượng nhập khẩu từ các nước ASEAN, Hàn Quốc và dự kiến cả năm 2022 nhập khẩu khoảng 1,4 triệu m3 xăng dầu và tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Trần Văn Tiến - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Petro Bình Minh: Petro Bình Minh trước mắt sẽ đảm bảo nhập đủ hàng theo tổng nguồn quý 4 của Bộ Công thương giao. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hiện tại có các cửa hàng bán lẻ trên biển. Chúng tôi sẽ ưu tiên tối đa cho các cửa hàng, đại lý bán lẻ trên biển. Khi mà trong trường hợp dự trữ kho giảm xuống thì các phương tiện khác bằng đường bộ chúng tôi có thể điều chuyển đi các kho khác còn để đảm bảo nguồn hàng dự trữ cho các phương tiện bán lẻ trên biển.

dự kiến trong 2 tháng cuối năm, 5 đơn vị đầu mối gồm: Công ty xăng dầu B12; Công ty TNHH Petro Bình Minh; Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Cái Lân (Pvoil); Công ty TNHH Thuỷ bộ Hải Hà chi nhánh tại Quảng Ninh; Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội (chủ yếu cung cấp cho ngành than), sẽ nhập thêm 996.000 m3 xăng dầu.

Theo dự kiến trong 2 tháng cuối năm, 5 đơn vị đầu mối gồm: Công ty xăng dầu B12; Công ty TNHH Petro Bình Minh; Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Cái Lân (Pvoil); Công ty TNHH Thuỷ bộ Hải Hà chi nhánh tại Quảng Ninh; Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội (chủ yếu cung cấp cho ngành than), sẽ nhập thêm 996.000 m3 xăng dầu.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của doanh nghiệp, người dân vẫn được đảm bảo. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu tiếp tục được tăng cường, nhằm đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thị trường.

Được biết, dự kiến trong 2 tháng cuối năm, 5 đơn vị đầu mối gồm: Công ty xăng dầu B12; Công ty TNHH Petro Bình Minh; Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Cái Lân (Pvoil); Công ty TNHH Thuỷ bộ Hải Hà chi nhánh tại Quảng Ninh; Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội (chủ yếu cung cấp cho ngành than), sẽ nhập thêm 996.000 m3 xăng dầu.

Như vậy, nếu theo đúng kế hoạch, lượng xăng dầu hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, người dân trong tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714105136 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714105136 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10