Quảng Ninh: Giải pháp nào để phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững?

Diendandoanhnghiep.vn Tăng cường thu hút đầu tư vào thủy sản; ưu tiên các mô hình hợp tác công - tư, sản xuất theo chuỗi; chuyển đổi vật liệu nuôi trồng là hướng đi mới để Quảng Ninh phát triển ngành thuỷ sản bền vững.

>>> Quảng Ninh: Đẩy mạnh kết nối thương mại vùng biên

>>> Quảng Ninh nỗ lực gỡ “thẻ vàng” EC thuỷ sản

Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành trên cả nước có biển, với 2.077 đảo lớn nhỏ, dải bờ biển dài 250km, có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000ha eo, vịnh và tài nguyên sinh vật biển đa dạng, phong phú. Điều này giúp cho Quảng Ninh có thế mạnh sản xuất tôm và nuôi biển, với diện tích có thể nuôi lớn. Thị trường tiêu thụ tôm và sản phẩm nuôi biển của Quảng Ninh khá thuận lợi khi có các cửa khẩu giao thương với Trung Quốc, các cảng biển, cửa ngõ ASEAN…

Mô hình nuôi tôm tại huyện Đầm Hà

Mô hình nuôi tôm tại huyện Đầm Hà (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Nhiều nút thắt

Mặc dù Quảng Ninh tương đối chủ động về nguồn giống tôm và cá biển song nguồn giống nhuyễn thể, nguồn vật tư sản xuất nhất là nguồn thức ăn, thuốc thú y thủy sản, vật liệu nổi lại đang phụ thuộc thị trường. Năng suất nuôi của Quảng Ninh đạt không cao, đặc biệt là tính liên kết yếu, thiếu và yếu hạ tầng dùng chung các vùng nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), tồn tại tình trạng NTTS tự phát, cơ sở thu mua, chế biến tôm và sản phẩm nuôi biển mới phát triển ở bước đầu… Điều này đã khiến cho nghề nuôi tôm và nuôi biển tại Quảng Ninh chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Quảng Ninh hiện có gần 7.000ha tôm nuôi, nằm trong nhóm các địa phương khu vực phía Bắc có diện tích nuôi tôm lớn. Tuy nhiên, năng suất trung bình đạt gần 2 tấn/ha, nằm trong nhóm thấp nhất so với các tỉnh trọng điểm tôm phía Bắc; sản lượng chỉ chiếm 2% sản lượng nuôi cả nước.

Nhuyễn thể nằm trong 3 đối tượng nuôi chính của thủy sản Quảng Ninh (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Nhuyễn thể nằm trong 3 đối tượng nuôi chính của thủy sản Quảng Ninh (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Ngoài ra, nghề nuôi tôm của tỉnh cũng đang gặp không ít khó khăn do biến đổi khí hậu; tác động môi trường từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; chính sách biên mậu về nhập khẩu tôm nuôi của Trung Quốc có nhiều thay đổi; diện tích nuôi quảng canh còn khá lớn... Đặc biệt, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi còn ở mức khiêm tốn; hàm lượng khoa học công nghệ trong mỗi mô hình nuôi tôm chưa thật sự lớn, chưa khai thác hết phần diện tích có khả năng phát triển.

Đối với nuôi biển, tổng diện tích tại Quảng Ninh đạt trên 10.600ha, sản lượng 45.000 tấn, tập trung vào cá biển (cá song, cá chim vây vàng, cá giò…) và nhuyễn thể (hàu, ngao, trai cấy ngọc…). Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh đã có 8/11 địa phương ven biển lập quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản mặn, lợ gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Uông Bí, Móng Cái, Đầm Hà, Tiên Yên, Hải Hà, Hạ Long với diện tích khoảng 11.700ha. Tuy nhiên, hiện tượng nuôi ngoài quy hoạch vẫn diễn ra phổ biến. Một số địa phương không quy hoạch bãi triều, mặt nước biển nhưng lại có tới 500ha diện tích đang nuôi cá biển, nhuyễn thể.

Người lao động làm việc tại HTX phát triển hàu sữa Quảng Ninh

Ngư dân Quảng Ninh thu hoạch hàu sữa

Tìm lời giải…

Để phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng lâu dài, đặc biệt là nuôi tôm và nuôi biển, theo ông Phạm Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường thu hút đầu tư vào thủy sản, ưu tiên các mô hình hợp tác công - tư, các mô hình sản xuất theo chuỗi, ưu tiên cho khâu chế biến, hỗ trợ cao nhất cho các CCN chứa các cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt quyết tâm chuyển đổi vật liệu nuôi trồng không bền vững sang vật liệu bền vững. Đồng thời, xây dựng, công bố cảng cá, đưa vào vận hành khu dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản tại Đầm Hà, xây dựng đề án khu dịch vụ hậu cần nghề cá, sớm đưa Trung tâm nhuyễn thể Vân Đồn vào hoạt động, hiện đại hóa cơ sở chế biến thủy sản… Về lâu dài nghiên cứu các đối tượng nuôi thủy sản mới phù hợp, giá trị cao.

>>> Quảng Ninh: Khổ với những bãi thải của ngành than

>>> Quảng Ninh: Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghệ số

Cũng theo ông Thành, tôm, cá, nhuyễn thể xác định hiện là đối tượng nuôi chính của thủy sản Quảng Ninh, trong những năm tới không tăng diện tích nhưng tăng sản lượng, tiêu thụ sản phẩm tiến tới qua sàn thương mại điện tử thay vì chỉ chú trọng tiêu thụ trực tiếp.

Theo các chuyên gia nhận định, nghề nuôi tôm và nuôi biển của Quảng Ninh hoàn toàn có thể tăng cao hơn theo cấp số nhân nếu như đổi mới về tổ chức sản xuất và quản lý. Cũng chính vì vậy mà trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực phát triển nuôi trồng thủy sản. Đáng chú ý là việc áp dụng công nghệ cao và kỹ thuật tiên tiến, từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao.

HTX phát triển hàu sữa Quảng Ninh ứng dụng khoa học công nghệ để nghiền vỏ hàu thành tinh bột, giúp giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường

HTX phát triển hàu sữa Quảng Ninh ứng dụng khoa học công nghệ để nghiền vỏ hàu thành tinh bột, giúp giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường

Theo ông Ngô Hùng Dũng – Giám đốc công ty CP thuỷ sản Tân An, công ty đang từng bước để chuyển đổi, áp dụng các công nghệ, khoa học mới hiện đại để đưa vào quá trình NTTS. Khi áp dụng công nghệ khoa học, từ một mô hình nuôi tôm năng suất chỉ có 20 tấn/ha đến nay đã đạt 140 tấn/ha. Điều này mang đến hiệu quả kinh tế rất lớn. Năm 2022, công ty cố gắng thúc đẩy năng suất gấp đôi sản lượng năm 2021 để khẳng định vai trò khoa học công nghệ là số 1.

Năm 2022 Quảng Ninh phấn đấu sản xuất tôm và nuôi biển đạt sản lượng 77.000 tấn, trong đó sản lượng tôm 25.000 tấn, sản lượng nuôi biển 52.000 tấn. Năm 2025, Quảng Ninh đặt mục tiêu 110.000 tấn tôm và nuôi biển, diện tích nuôi 8.800ha, giảm gần 2.000ha so với diện tích nuôi hiện có.

Để đạt được mục tiêu này, theo ông Đỗ Đình Minh – Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Quảng Ninh cho biết, hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang chỉ đạo đơn vị tập trung tích hợp vào quy hoạch NTTS biển. Theo đó, phía Chi cục Thuỷ sản phải sắp xếp diện tích trong 3 hải lý trở vào nuôi phù hợp với sức tải môi trường và thu hút những nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Đến thời điểm hiện tại cũng có một số nhà đầu tư đã quan tâm với diện tích hàng nghìn héc ta.

“Một trong những hướng đi mà tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện là phát triển nuôi công nghệ cao, công nghiệp và quy mô lớn gắn với phát triển du lịch. Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ đạo ngành nông nghiệp thúc đẩy lập một đề án phát triển kinh tế thuỷ sản bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ đó, làm cơ sở để các ngành, địa phương và các doanh nghiệp bám vào để triển khai”, ông  Minh cho biết thêm.

Được biết, trước đó, để hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung, NTTS nói riêng, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND về khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây được cho là đòn bẩy để các chuỗi liên kết sản xuất NTTS phát triển theo hướng bền vững.

Theo Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND về khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, về chính sách hỗ trợ đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh Quảng Ninh sẽ hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào.

Về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh sẽ hỗ trợ về lãi suất; tổ chức dồn điền, đổi thửa; hạ tầng dùng chung; hạ tầng, giống, vật tư phát triển sản xuất; tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Giải pháp nào để phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714177904 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714177904 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10