Quy định kiểm dịch đang bị "mở rộng" quá đà

NGUYỄN GIANG 09/12/2021 10:00

Theo VASEP, trong khi Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thì Bộ NN&PTNT đi ngược lại với các Nghị quyết số 19 và 02 của Chính phủ….

>>Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: VASEP thỉnh nguyện lên Chính phủ

hihihih

Vasep cho rằng cần xem xét, bỏ quy định phải kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm nhập khẩu về để sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước. Ảnh minh họa

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, mới đây, VASEP đại diện cho các doanh nghiệp thủy sản vừa gửi thư lên Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành để phản ánh về những bất cập trong quy định liên quan đến hoạt động kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm khi nhóm sản phẩm này bị áp vào danh mục “kiểm dịch”.

VASEP cho rằng, hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàng thủy sản nhập khẩu được thực hiện theo các quy định tại các Thông tư về kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), gồm: 26/2016/TT-BNNPTNT, 36/2018/TT-BNNPTNT và 11/2021/TT-BNNPTNT là chưa đúng bản chất của hoạt động kiểm tra này với nhóm sản phẩm thuỷ sản chế biến dùng làm thực phẩm.

Việc duy trì mở rộng các đối tượng/danh mục “hàng chế biến” làm thực phẩm phải kiểm dịch được quy định tại 3 thông tư trên là biện pháp quá mức và không cần thiết, chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành của Chính phủ, với quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện hành” - văn bản của VASEP kiến nghị.

Cũng theo VASEP, các quy định trên đã "mở rộng" khái niệm “sản phẩm động vật” so với Luật Thú y và Luật An toàn thực phẩm khiến nhiều sản phẩm thủy sản chế biến dùng làm thực phẩm đều phải đưa vào diện kiểm dịch; mâu thuẫn với các nguyên tắc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của Chính phủ: Chưa áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành trong quá trình kiểm tra nhập khẩu sản phẩm thủy sản chế biến dùng làm thực phẩm.

>>VASEP kiến nghị hỗ trợ giảm tiền điện cho doanh nghiệp tại một số tỉnh thành

VASEP cho rằng, trong khi Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thì Bộ NN&PTNT đi ngược lại với các Nghị quyết số 19 và 02 của Chính phủ, càng về sau càng mở rộng đối tượng kiểm dịch và chỉ tiêu kiểm dịch trong danh mục sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu. Chưa kể, các quy định này còn trái với thông lệ quốc tế; chưa tương đồng với các nước khác...

Theo ông Trương Đình Hòe, cần xem xét, bỏ quy định phải kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm nhập khẩu về để sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước.

VASEP cũng đề nghị bỏ quy định kiểm dịch đối với các sản phẩm thủy sản chế biến nhập khẩu tiêu thụ nội địa được đánh giá không có nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản vào Việt Nam.

Đồng thời, cần sớm sửa đổi 3 thông tư nêu trên của Bộ NN&PTNT ngay trong quý I/2022 để phân định rõ hoạt động kiểm tra nhập khẩu phù hợp với các danh mục sản phẩm khác nhau...

Có thể bạn quan tâm

  • Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: VASEP thỉnh nguyện lên Chính phủ

    Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: VASEP thỉnh nguyện lên Chính phủ

    04:20, 01/12/2021

  • VASEP kiến nghị hỗ trợ giảm tiền điện cho doanh nghiệp tại một số tỉnh thành

    VASEP kiến nghị hỗ trợ giảm tiền điện cho doanh nghiệp tại một số tỉnh thành

    15:49, 10/11/2021

  • VASEP đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

    VASEP đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

    16:10, 27/10/2021

  • Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: VASEP đề nghị xây dựng bộ quy tắc thực hiện “y tế tại chỗ”

    Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: VASEP đề nghị xây dựng bộ quy tắc thực hiện “y tế tại chỗ”

    10:20, 08/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quy định kiểm dịch đang bị "mở rộng" quá đà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO