Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký… chưa đảm bảo tính thống nhất

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh một số quy định thiếu rõ ràng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký… tại Dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm, còn chưa đảm bảo tính thống nhất.

>> Xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần, phần góp vốn trong công ty

Cũng tại văn bản trả lời Công văn số 3572/BTP-ĐKGDBD ngày 11/10/2021 của Bộ Tư pháp về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, bên cạnh một số quy định thiếu rõ ràng, thì quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin cũng chưa đảm bảo tính thống nhất.

Ngoài thiếu rõ ràng, một số quy định tại Dự thảo còn chưa đảm bảo tính thống nhất - Ảnh minh họa

Ngoài thiếu rõ ràng, một số quy định tại Dự thảo còn chưa đảm bảo tính thống nhất - Ảnh minh họa

Cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin (Điều 12 Dự thảo), Dự thảo đã bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan đăng ký khi vi phạm nguyên tắc đăng ký.

Theo VCCI, đây là quy định hợp lý, giúp tăng cường trách nhiệm của các cơ quan này trong quá trình thực hiện thủ tục. Tuy nhiên, để bảo đảm tính thống nhất, khả thi của quy định này, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan đăng ký trong trường hợp các bên đã đăng ký mới phát hiện thuộc trường hợp phải từ chối; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan cung cấp thông tin trong trường hợp vi phạm nguyên tắc, nghĩa vụ có liên quan; Chỉ hướng dẫn một lần về tất cả các thông tin cần bổ sung, chỉnh sửa trong hồ sơ đăng ký cho người đăng ký được biết, tránh trường hợp yêu cầu sửa đi sửa lại nhiều lần, gây tốn kém chi phí.

Bên cạnh đó, quy định về trường hợp Chi nhánh, Phòng giao dịch là bên yêu cầu đăng ký.

VCCI cho rằng, ý kiến của doanh nghiệp căn cứ quy định của Bộ luật dân sự và Luật doanh nghiệp thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Do đó, về bản chất bên nhận bảo đảm là pháp nhân chứ không phải chi nhánh và cần thiết phải thể hiện thông tin của pháp nhân trong đăng ký, việc này không làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp cũng như cơ quan Nhà nước.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc để tránh gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc để tránh gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Về quan điểm này, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định về thông tin của pháp nhân uỷ quyền cho chi nhánh, phòng giao dịch hoặc các chủ thể khác được uỷ quyền để bảo đảm chính xác, đầy đủ và thống nhất về thông tin;

“Ngoài ra, thực tế hoạt động của các ngân hàng cho thấy trong một số trường hợp Phòng giao dịch cũng là chủ thể thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm khi được uỷ quyền. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định hướng dẫn trong trường hợp Phòng giao dịch thực hiện việc đăng ký theo uỷ quyền của tổ chức tín dụng”, VCCI góp ý.

>> Xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần, phần góp vốn trong công ty

Ngoài ra, về người yêu cầu cung cấp thông tin, theo quy định và thực tế hoạt động hiện nay, việc tra cứu thông tin về giao dịch bảo đảm của cá nhân, tổ chức đã mở rộng cho mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Mặc dù vậy, cách thể hiện trong Dự thảo chưa thực sự làm rõ tinh thần này.

Để tạo cách hiểu rõ ràng hơn cho các chủ thể, VCCI đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu một số điểm: Bổ sung định nghĩa về người yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tài sản (bất động sản, động sản, giao dịch có giá trị bảo đảm khác), về cá nhân, tổ chức khác trong hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm;

Quy định rõ Phiếu yêu cầu thông tin chỉ áp dụng với trường hợp yêu cầu trực tiếp tại cơ quan đăng ký. Đối với việc tra cứu thông tin thực hiện trên Hệ thống tra cứu trực tuyến thì cá nhân, tổ chức không phải khai bất kỳ thông tin nào và không phải trả phí, trừ trường hợp yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cung cấp thông tin;

Quy định rõ nội dung thông tin mà cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu bằng cách sắp xếp lại Điều 55 và 56 Dự thảo, có thể theo hướng gộp lại thành một Điều về nội dung, phương thức yêu cầu cung cấp thông tin như: (khoản 1 Điều 66) - nội dung về giao dịch bảo đảm đã đăng ký (bao gồm: bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thời gian đăng ký/thay đổi, tài sản đăng ký); (khoản 2 Điều 55); (khoản 3 Điều 55); (khoản 1 Điều 55) (đây chỉ là các thông tin liên quan đến văn bản pháp luật, trình tự, thủ tục, phí… nên không cần thiết phải đưa lên đầu Chương V và cũng không phù hợp với nội dung quy định tại khoản 2, 3 Dự thảo hiện tại); (khoản 2 Điều 66).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký… chưa đảm bảo tính thống nhất tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713564803 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713564803 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10