Doanh nghiệp dệt may đang tìm giải pháp tài chính và nhân sự để phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023.
Đơn hàng sẽ phục hồi, nhưng người lao động có trở lại?
Xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước tính đạt 45-47 tỷ USD năm 2023, nhờ duy trì các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, đặc biệt là các thị trường có FTA. Năm 2023 một số FTA sẽ về đích mức thuế suất bằng 0%, thúc đẩy chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam, kích cầu thị trường.
Dù có nhiều hứa hẹn, dệt may vẫn không đảo chiều được tình trạng “công nhân tháo chạy khỏi ngành” những năm qua: mỗi năm các nhà máy mất khoảng 10% lao động. TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, cho rằng lao động chuyển sang ngành có giá trị, năng suất cao hơn, lương tốt hơn như điện tử, du lịch... là xu hướng tất yếu. Theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực Falmi, dù phát sinh 20.000-22.000 việc làm mới chỉ tính riêng tại TP HCM nhưng các công ty dệt may da giày tại đây cũng chỉ thu hút được khoảng 1.000 lao động có nhu cầu tìm việc hàng năm.
Giải pháp giúp dệt may chuẩn bị cả về dòng tiền và nhân lực
Cân đối dòng tiền, đẩy mạnh công nghệ và giữ chân lao động - đó là ba lực đẩy để doanh nghiệp bắt nhịp phục hồi vào quý II, theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam VITAS. Sau bài học đắt đỏ về chi phí cạnh tranh lao động sau giãn cách, hiện nay, nhiều doanh nghiệp thay vì cắt giảm nhân sự hàng loạt đang tìm mọi cách giữ chân công nhân: như san sẻ việc làm, chấp nhận mở khoản chi phí để duy trì nhân công,… và tìm kiếm nguồn trợ lực bên ngoài. Nổi bật trong số các giải pháp đang rất nóng gần đây là mô hình Lương Linh Hoạt.
Đơn vị tiên phong áp dụng giải pháp này là Dệt May Liên Phương - LPTEX CORPORATION. Hợp tác cùng ứng dụng mang tên Vui App, công ty được kết nối với nền tảng công nghệ và nguồn quỹ lương tức thì. Thay vì chờ lương 30 ngày, công nhân viên nhận lương 24/7 mọi lúc trên ứng dụng. Doanh nghiệp chỉ phải hoàn ứng cho bên cung cấp ứng dụng vào đầu kỳ lương sau, tức là dòng tiền không thay đổi. Đây được đánh giá là sáng kiến tiến bộ, “thuận lòng dân” và thông minh về tài chính.
Bà Trần Thị Thuý Hường, Chủ Dệt May Liên Phương chia sẻ: “Phương châm của chúng tôi là không bỏ lại một nhân viên nào, kể cả trong giai đoạn khó khăn. Giải pháp Lương Linh Hoạt đảm bảo sự ổn định cho người lao động của chúng tôi luôn luôn nhận được tiền lương khi cần.”
Ngành bán lẻ và các ngành sản xuất khác như ngành gỗ và điện tử cũng đã áp dụng Lương Linh Hoạt như một phúc lợi khác biệt để thu hút tuyển dụng, tiêu biểu có các doanh nghiệp: Central Retail Vietnam, FPT Retail, Gỗ Đức Thành, Gỗ Trường Thành, FRIWO Vietnam,...
Trước nhiều triển vọng và thách thức, doanh nghiệp dệt may cần cởi mở với các giải pháp công nghệ, đặt ưu tiên về con người, tận dụng tối đa các đòn bẩy để phục hồi.
Có thể bạn quan tâm