Rào cản trên lộ trình thực hiện mục tiêu trung hòa carbon

Diendandoanhnghiep.vn Để phát triển kinh tế bền vững, các quốc gia phải thoát khỏi tác động cực đoan của tình trạng biến đổi khí hậu, mà một trong những giải pháp là thực hiện trung hoà carbon.

>>> ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Xây dựng nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững!

Tăng trưởng xanh thay vì ưu tiên tăng trưởng bằng mọi giá

Tuy nhiên việc thực hiện các mục tiêu này, như cam kết của các quốc gia tại Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP26), với kế hoạch xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (gọi tắt là Net Zero) vào năm 2050, không dễ dàng. Để thực hiện mục tiêu này, các quốc gia trong đó có Việt Nam lần đầu tiên đã đưa cam kết thực hiện này tại COP26, cần sớm loại bỏ các dự án có mức phát thải lớn, gây ô nhiễm môi trường, đồng thời cần có các giải pháp về nguồn vốn đầu tư cho tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm thiểu phát thải.

 Định hướng tăng trưởng xanh, thay cho cứ tăng trưởng trước, dọn dẹp hậu quả sau, theo tác giả là điều hết sức cần thiết của các Chính phủ. (Ảnh minh họa)

Định hướng tăng trưởng xanh, thay cho cứ tăng trưởng trước, dọn dẹp hậu quả sau, theo tác giả là điều hết sức cần thiết của các Chính phủ. (Ảnh minh họa)

Trước hết, chúng ta xác định, phát thải carbon đang là nguyên nhân chính dẫn đến các thảm hoạ môi trường gần đây. Vì thế, mục tiêu trung hoà carbon đang là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại ở thời điểm hiện tại. Chỉ trong 300 năm từ Cách mạng Công nghiệp đến nay, mật độ CO2 trong khí quyển đã tăng gấp 1,6 lần, nhiệt độ trung bình trên Trái Đất tăng 1,1℃, và hiện tượng ấm lên toàn cầu đã và đang gây nên những tác động xấu đến khí quyển, đại dương, băng quyển, và sinh quyển trên diện rộng. Hậu quả nhãn tiền là một loạt hiện tượng thời tiết diễn ra ngày càng thường xuyên và trầm trọng trong những năm gần đây, làm biến đổi hệ sinh thái và đe doạ sự sống của nhiều loài sinh vật.

Đối với con người, biến đổi khí hậu làm gián đoạn quá trình sản xuất, ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ, và gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng. Nếu con người vẫn theo đuổi các mục tiêu phát triển hiện tại mà không có kế hoạch giảm phát thải, nhiều vấn đề nghiêm trọng khác sẽ nảy sinh, bao gồm mất an ninh lương thực, giảm thu nhập, tăng nguy cơ sụp đổ xã hội và bất bình đẳng giữa các nhóm thu nhập.

>>> Giải pháp thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển kinh tế xanh bền vững

Do đó, đã đến lúc cần có cảnh báo về tư duy phát triển ưu tiên tăng trưởng trước, sau đó mới “dọn dẹp” các hệ quả môi trường do tăng trưởng gây ra. Đây thực là một suy nghĩ sai lầm và nguy hiểm, bởi đến một mức độ nào đó, các hệ quả môi trường sẽ trở nên trầm trọng đến mức không thể sửa chữa được, hoặc chỉ có thể sửa chữa với mức chi phí cực kỳ lớn. Vì vậy, cần định hướng tăng trưởng xanh ngay từ bây giờ để giảm nhẹ và phòng tránh các hệ quả tương lai.

Rào cản thực thi: Công nghệ, hay chi phí?

Thực tế, nhiều công nghệ đã ra đời có thể giúp quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người bền vững và thân thiện hơn với môi trường. Các công nghệ này trải dài ở nhiều lĩnh vực như năng lượng thay thế, tăng hiệu quả sử dụng, truyền tải và dự trữ năng lượng, các công nghệ trong giao thông, sản xuất, nông nghiệp, làm mát, sưởi ấm… Như vậy, các giải pháp công nghệ đã có sẵn, một số thậm chí đã trở nên rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch, nhất là đối với những nước có nguồn nắng và gió dư dả. Bên cạnh đó, các công cụ chính sách cũng đã được phát triển đa dạng, từ quy định, công cụ kinh tế, đến sử dụng thông tin, giáo dục, và tự quản trị. Mỗi quốc gia sẽ có cách sử dụng các công cụ khác nhau, nhưng tựu trung lại, tất cả công cụ đều cần được thiết kế và phối hợp phù hợp hoàn cảnh sở tại mà vẫn mang đến hiệu quả hành vi cao nhất.

Xây dựng lộ trình với việc thích

Xây dựng lộ trình trung hòa carbon với việc thích ứng với bối cảnh ứng phó biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu. (Nguồn: WB)

Theo World Bank, sau hơn 2 thập kỷ tăng trưởng ổn định, Việt Nam đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Theo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, kết quả chuyển đổi kinh tế của đất nước sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả quản lý nguồn vốn tự nhiên – trữ lượng lớn các nguồn tài nguyên nông nghiệp, rừng và khoáng sản, đã từng giúp thúc đẩy quá trình phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước những thách thức từ biến đổi khí hậu. Nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12% đến 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến tới một triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.

Một số nhóm lợi ích và chính trị gia cho rằng, chuyển đổi xanh đòi hỏi chi phí lớn, gây tổn hại đến GDP của nền kinh tế. Bên cạnh đó, một số người tin rằng việc hạn chế sử dụng tài nguyên có sẵn sẽ làm chậm tăng trưởng, bắt nguồn từ suy nghĩ sâu xa rằng phát triển kinh tế phải dựa trên một nguồn nguyên liệu giá rẻ và có sẵn. Trên thực tế, một số nguồn năng lượng thay thế đã rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch, nhất là ở những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Trong vòng 37 năm qua, giá năng lượng xanh đã giảm 24% khi tổng sản lượng tích lũy tăng gấp đôi, cho thấy trình độ sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng này đã tăng vượt bậc. Bên cạnh đó, các cải tiến trong công nghệ pin đã giúp việc dự trữ năng lượng xanh hiệu quả khi điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất điện mặt trời hoặc điện gió.

Các tiến bộ công nghệ chứng minh rằng chi phí giảm phát thải ngày càng thấp hơn trước, vì vậy mục tiêu trung hoà carbon không tốn kém như lầm tưởng. Thậm chí, chi phí này có thể được nhìn nhận như một khoản đầu tư vào tăng trưởng kinh tế, bởi tiến trình chuyển đổi sẽ tạo ra việc làm mới cho những lao động mất việc ở những ngành năng lượng truyền thống. Việc ứng dụng năng lượng mới cũng nên được xem là một phần của tiến bộ kỹ thuật, chứ không phải một sự đứt gãy những quy trình cũ. Cải thiện môi trường và giảm thiểu thiên tai cũng làm lợi cho các nhóm thu nhập thấp và dễ bị tổn thương, tăng sức khoẻ của cộng đồng nói chung. Trong hạn dài, trung hoà carbon và chuyển đổi sang năng lượng phi carbon mang lại nhiều lợi ích vượt xa những chi phí ban đầu. Vậy nếu chi phí đầu tư cho trung hoà carbon là thoả đáng, với các giải pháp công nghệ và chính sách đã có sẵn, đâu mới là rào cản thực sự?

Thử thách thật sự nằm ở quyết tâm thay đổi 

Quyết tâm mới thực sự là rào cản đến mục tiêu trung hoà carbon. Với chính phủ, lầm tưởng về chi phí khiến các nhà hoạch định chính sách e dè với kế hoạch chuyển đổi; với nhà sản xuất, đó là việc thay đổi nhiều quy trình vận hành trong tổ chức; và với người dân, cần thay đổi nhiều thói quen tiện lợi trong hôm nay nhưng cũng gây hại cho mai sau. Ở đây, vai trò của các nhà nghiên cứu khoa học trong việc phổ biến các kết quả nghiên cứu về cơ hội, lợi ích và chi phí thật sự của mục tiêu trung hoà carbon, cũng như các giải pháp công nghệ và chính sách đã có, giúp đưa ra khuyến nghị chính sách chuẩn xác, kịp thời để đạt mục tiêu không phát thải vào 2050 rất quan trọng. Chính phủ các nước cần tạo điều kiện cho đầu tư vào công nghệ năng lượng, nghiên cứu và phát triển, và nhân rộng các công nghệ này trên quy mô lớn để đẩy chi phí thấp hơn. Thêm vào đó, các nước phát triển cần tích cực hỗ trợ các nước khác khắc phục hậu quả và thúc đẩy quá trình giảm phát thải, giúp nhanh chóng đạt được mục tiêu chung.

UEH_Giáo sư Paul Ekins - University College London – Diễn giả chia sẻ chủ đề Hướng đến trung hòa carbon.

Giáo sư Paul Ekins - University College London tại hội thảo KHQT "Lộ trình hướng đến trung hòa carbon tại châu Á", UEH. 

Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, vì vậy mỗi quốc gia có trách nhiệm tham gia vào tiến trình giảm thải khí nhà kính; dù mỗi nước có các chiến lược khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh địa phương, tất cả đều chia sẻ chung các nguyên lý và mục tiêu. Có thể khẳng định rằng việc giảm phát thải không còn là vấn đề về công nghệ hay chính sách, mà là vấn đề về ý chí thay đổi của chính phủ và người dân. Các nền kinh tế cần hành động quyết liệt hơn, tạo cơ chế cho chuyển đổi công nghệ, khuyến khích đầu tư vào sản xuất xanh, và vận động người dân chuyển sang lối sống bền vững hơn. Các giải pháp cần được xúc tiến nhanh chóng, hiệu quả để giữ mức tăng nhiệt độ hợp lý trước mốc thời gian giữa thế kỷ.

Bởi nếu thế giới đạt Net Zero vào năm 2040 thì cơ hội hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5ºC sẽ cao hơn đáng kể. Đỉnh phát thải càng sớm và càng thấp thì việc đạt Net Zero càng nhanh, giúp trái đất ít phụ thuộc vào việc loại bỏ carbon trong nửa sau thế kỷ (theo Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH, dữ liệu công bố lần  VI).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rào cản trên lộ trình thực hiện mục tiêu trung hòa carbon tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713931298 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713931298 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10