RCEP: "Nạn nhân" của mâu thuẫn Nhật-Hàn

Diendandoanhnghiep.vn Mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang ở trong tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ tác động lớn đến các cơ chế hợp tác giữa hai bên.

Ngoại trưởng Nhật (trái) và người đồng cấp Hàn Quốc thất bại trong việc giải quyết các bất đồng.

Ngoại trưởng Nhật (trái) và người đồng cấp Hàn Quốc thất bại trong việc giải quyết các bất đồng.

Căng thẳng giữa 2 nước không ngừng leo thang trong những ngày qua khi Nhật Bản loại bỏ Hàn Quốc ra khỏi “danh sách trắng” các đối tác thương mại đáng tin cậy. Điều này đồng nghĩa với việc Seoul sẽ bị tước bỏ đặc quyền tiếp cận hàng hóa của Tokyo mà không phải trải qua các quy trình thủ tục rườm rà.

Ngay sau đó, Hàn Quốc đã cáo buộc Nhật Bản đã đi quá “lằn ranh giới hạn”, gây ảnh hưởng xấu cho mối quan hệ song phương và cơ chế hợp tác an ninh 3 bên giữa Mỹ - Nhật - Hàn. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, Nhật Bản đang muốn sử dụng sức ép kinh tế vì những mục đích chính trị của mình. Dự kiến, Hàn Quốc sẽ có các bước đi đáp trả cứng rắn nhất.

Trong thời gian tới, Hàn Quốc sẽ đáp trả các bước đi của Nhật Bản bằng cách thắt chặt các quy định xuất khẩu tương tự. Cùng với đó, một số nguồn tin ngoại giao xác nhận, Hàn Quốc cũng có thể sẽ ngừng Hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự với Nhật Bản sẽ hết hạn vào ngày 24/8 tới.

Có thể thấy, những tranh cãi cũ và mới giữa hai nước láng giềng này có thể khiến thỏa thuận tự do thương mại ba bên không đạt tiến triển trong năm nay. Đặc biệt, sự rạn nứt ngày càng lớn giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã diễn ra ngày càng rõ nét ngay tại cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa qua khi Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee cho biết, bà đã đề nghị Nhật Bản “lập tức rút lại” những hạn chế thương mại đối với Seoul.

Theo các chuyên gia, do RCEP được tiến hành theo cơ chế đồng thuận nên bất kỳ sự bất đồng song phương nào giữa các quốc gia thành viên đều có thể ngăn cản toàn bộ tiến trình thỏa thuận. Mối quan hệ song phương căng thẳng giữa Nhật Bản với  và Hàn Quốc liên quan đến những vết thương tồn tại dai dẳng từ quá khứ. Chính điều này đã tạo một lỗ hổng cơ bản cho sự phát triển và hợp tác.

Ông Jeong Hyung-Gon, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc nhận định, căng thẳng giữa Seoul và Nhật Bản có thể tác động nguy hiểm đến tiến trình đám phán của thỏa thuận ba bên.

“Cuộc chiến thương mại được Nhật Bản phát động chống lại láng giềng Hàn Quốc sẽ làm cản trở những cuộc gặp lãnh đạo cấp cao thường niên giữa hai nước để tiếp tục thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện RCEP", ông Jeong cho biết.

Bên cạnh đó, việc hai nền kinh tế đang có những rào cản hạn chế xuất khẩu sẽ làm cản trở việc đàm phàn về thuế quan cũng như độ mở thị trường. Hiện tại, Tokyo muốn có thêm cơ hội trong thị trường xe hơi và cơ khí của Seoul trong khi đó, Hàn Quốc đang tìm hướng tiếp cận lớn hơn đối với thị trường nông nghiệp của Nhật Bản.

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia góp phần quan trọng trong nỗ lực tích hợp kinh tế khu vực và đa dạng hóa thị trường trong lúc đang có những tâm lý chống tự do thương mại thể hiện qua chính sách thương mại đầy gây hấn của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Do đó, nếu hai nước không tìm được tiếng nói chung, các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ bỏ lỡ cơ hội thâm nhập vào thị trường của nhau, cũng như việc tiếp cận thị trường đầy hấp dẫn và tiềm năng của Trung Quốc. 

Cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể giúp giảm bớt tác động của căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ vốn nằm ngoài phạm vi của RCEP.  Cả hai nước sẽ thu lợi lớn từ RCEP, đặc biệt là điều khoản về các quy tắc nguồn gốc xuất xứ, có khả năng giúp địa phương hóa các mạng lưới sản xuất tinh vi hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của nước này ở Đông Á.

Mặc dù cả Hàn Quốc và Nhật Bản đã có FTA song phương với hầu hết các nước thành viên RCEP, nhưng khía cạnh đa phương của mối quan hệ hợp tác có thể làm hài hòa các quy tắc và quy chế khác nhau của các thỏa thuận thương mại đơn lẻ.

Mặc dù vậy, Nhật Bản đã tổ chức các cuộc gặp song phương với Úc, Singapore, Trung Quốc và Thái Lan bên lề cuộc họp RCEP nhưng Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói rằng ông không gặp Hàn Quốc vì hạn chế về thời gian và khẳng định không có bất đồng nào giữa hai nước láng giềng về RCEP. Trong tuyên bố chung, cả hai quốc gia thành viên đều tái khẳng định quyết tâm của họ để giữ vững đà tiến tới các cuộc đàm phán trong năm.

Bất chấp việc Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra đánh giá lạc quan về triển vọng của RCEP, đồng thời liên tục nhấn mạnh mong muốn các cuộc đàm phán sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, nhiều thời điểm đã bị bỏ lỡ kể từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2011.

Việc cuộc chiến Nhật -Hàn tiếp tục leo thang và tranh chấp lãnh thổ lại tiếp tục đổ dầu vào những căng thẳng hiện nay đang gióng lên hồi chuông cảnh báo con đường hoàn thiện RCEP vẫn sẽ còn nhiều khó khăn và không thể đoán định. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết RCEP: "Nạn nhân" của mâu thuẫn Nhật-Hàn tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714189035 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714189035 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10