Rót tiền vào đâu trong năm Giáp Thìn?

DIỄM NGỌC thực hiện 16/02/2024 05:30

Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhiều người lại thấp thỏm, ngó nghiêng xem nên đầu tư vào đâu để tối đa hóa lợi nhuận.

>>>Chiến lược đầu tư 2024: Kế hoạch tài chính dựa trên hiệu suất rủi ro

DĐDN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, để cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan nhất về các kênh đầu tư trong năm 2024.

- Ông đánh giá thế nào về sự phân hoá của các lớp tài sản trong năm vừa qua?

Có thể thấy trong năm vừa qua, các thị trường đều gặp khó khăn, từ thị trường chứng khoán đến bất động sản; lãi suất tiền gửi ngân hàng ngày càng giảm mạnh, các ngân hàng cũng khó cho vay vốn. Chỉ riêng giá vàng gần đây tăng “phi mã”.

Như vậy, trên thị trường tài chính đã có sự phân hóa giữa các lớp tài sản, trong đó vàng vẫn giữ giá trị và là kênh trú ẩn an toàn, đặc biệt người dân Việt Nam rất nhạy cảm với giá vàng.

Tôi cho rằng trong năm 2024, hoạt động tín dụng có thể sẽ mạnh mẽ hơn khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đi vào giai đoạn hồi phục, vì một nền kinh tế không thể mãi mãi đối mặt với thách thức, mà sẽ luôn có sự vươn lên từ khó khăn.

>>>Giá vàng tuần tới: Lại lo khủng hoảng ngân hàng Mỹ

- Trong năm 2024, nhiều chuyên gia, tổ chức đều đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trong bối cảnh các nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc khó khăn hơn. Theo ông, các kênh đầu tư của Việt Nam sẽ biến động ra sao?

Tôi có quan điểm khác với nhận định kể trên, mặc dù không quá lạc quan về nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên theo tôi, riêng nền kinh tế Mỹ sẽ vẫn có tốc độ phát triển tốt trong năm 2024, từ đó kéo theo nền kinh tế Việt Nam đi lên. Đối với từng phân khúc thị trường, tôi có một số nhận định như sau:

Thứ nhất, thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ tiếp tục chịu tác động bởi các dư chấn của năm 2023. Trong năm 2024, VN-Index khó có thể lập tức tăng vọt lên vùng 1.200 điểm, mà sẽ tiếp tục điều chỉnh, củng cố trong quý I/2024. Nhưng từ quý II trở đi, cơ hội sẽ tốt hơn và bắt đầu nửa sau của năm 2024 là thời điểm TTCK hồi phục rất tốt.

Thứ hai, thị trường bất động sản. Nhu cầu bất động sản vẫn rất lớn, nhất là nhà ở xã hội. Các sản phẩm này hiện trên thị trường vẫn chưa thể đến tay những người lao động có thu nhập thấp, mà chủ yếu vẫn nhắm vào giới giàu có, gây ra sự lệch pha trên thị trường.

Hiện nay, vàng chủ yếu nằm ở nhóm người có nhiều tiền muốn trữ vàng, chứ không lan tỏa trong nền kinh tế.

Hiện nay, vàng chủ yếu nằm ở nhóm người có nhiều tiền muốn trữ vàng, chứ không lan tỏa trong nền kinh tế.

Trong thời gian tới, gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng dần dần có tác động thì thị trường bất động sản sẽ được hồi phục trong nửa sau của năm 2024.

Thứ ba, thị trường vàng, mặc dù vẫn là thị trường nhạy cảm nhưng hiện tượng vàng hóa sẽ không trở lại. Hiện nay, giá vàng tăng, người dân mua vàng chủ yếu nằm ở nhóm người có nhiều tiền muốn trữ vàng, chứ không lan tỏa trong nền kinh tế. Do đó, Chính phủ có thể can thiệp nhẹ nhàng, đưa ra các khuôn khổ pháp lý phù hợp để ổn định thị trường, đơn cử như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đủ điều kiện được nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Theo góc nhìn của tôi, giá vàng có thể vẫn sẽ tiếp tục biến động mạnh, nếu Chính phủ không có hành động cụ thể thì giá vàng trong nước sẽ còn tăng trong năm 2024.

Thứ tư, kênh tiền gửi ngân hàng. Trong năm 2024, khi hoạt động kinh tế trở nên sôi động hơn thì người dân và doanh nghiệp sẽ đi vay nhiều hơn, từ đó các ngân hàng cần phải tăng cường huy động vốn. Chính vì vậy, lãi suất có thể sẽ lại tăng thay vì tiếp tục giảm như trong năm 2023. Trên thực tế, đây cũng là điều tốt, vì nếu lãi suất giảm sâu sẽ dẫn đến hiện tượng người dân rút tiền để đẩy sang các kênh đầu tư khác.

Lãi suất huy động tăng sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng nếu hoạt động tín dụng trở nên sôi động hơn. Trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng các công cụ khác ngoài công cụ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó nên thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng quốc gia.

Thứ năm, về kênh ngoại tệ, tỷ giá trong năm 2024 có thể giữ được mức ổn định vì Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ không tăng lãi suất trong năm nay và đang có kế hoạch giảm lãi suất, qua đó làm giảm áp lực lên USD/VND.

- Vậy ông có kỳ vọng gì về thị trường tài chính trong năm 2024?

Với tâm lý lạc quan, tôi tin rằng trong năm 2024 thị trường tài chính sẽ có sự phục hồi tốt, nhưng chúng ta cũng không nên kỳ vọng thái quá rằng nó sẽ khởi động ngay ở giai đoạn đầu năm. Trong 2 quý đầu tiên của năm 2024, có thể thị trường sẽ vẫn chịu những dư chấn của năm cũ và các doanh nghiệp cần thời gian để phục hồi. Chúng ta cũng không thể cho phép một nền kinh tế tăng trưởng nóng, ồ ạt, dễ gây ra các hệ lụy, trong đó có vấn đề về lạm phát.

Tuy nhiên cũng từ giai đoạn này, những doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường và ngừng hoạt động sẽ có cơ hội quay trở lại. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô sẽ có sự khởi sắc hơn, hỗ trợ cho các kênh đầu tư.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Dòng vốn đầu tư M&A: Sự chững lại chỉ là ngắn hạn

    Dòng vốn đầu tư M&A: Sự chững lại chỉ là ngắn hạn

    14:54, 28/11/2023

  • Đã đến lúc trả lại vàng cho thị trường hay chưa?

    Đã đến lúc trả lại vàng cho thị trường hay chưa?

    05:20, 04/01/2024

  • Nâng hạng thị trường chứng khoán: Mất bao lâu để Việt Nam đáp ứng các tiêu chí?

    Nâng hạng thị trường chứng khoán: Mất bao lâu để Việt Nam đáp ứng các tiêu chí?

    16:11, 09/11/2023

  • Chạy nước rút cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán

    Chạy nước rút cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán

    14:00, 10/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rót tiền vào đâu trong năm Giáp Thìn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO