Rủi ro địa chính trị "phủ bóng đen" lên châu Á

CẨM ANH 14/01/2024 03:30

Giới quan sát lo ngại, các cuộc xung đột địa chính trị tiềm tàng sẽ làm tổn hại đến sự ổn định và thịnh vượng của châu Á.

>> Châu Á "loay hoay" tìm cách phi đô la hóa

Xung đột tại Biển Đỏ đe dọa đến dòng vận tải hàng hóa xuyên lục địa

Xung đột tại Biển Đỏ đe dọa đến dòng vận tải hàng hóa xuyên lục địa

Cố vấn an ninh Steve Vickers của công ty chuyên tư vấn về rủi ro và bảo mật Steve Vickers and Associates (SVA) cho biết trong bài phân tích được đăng tải gần đây rằng, rủi ro địa chính trị ở châu Á đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, gây ra những tác động đáng kể đến môi trường kinh doanh.

Tuy nhiên, tình trạng bất ổn không chỉ giới hạn ở châu Á hay chỉ trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Khi công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất vào ngày 9/1, Chuyên gia kinh tế trưởng Indermit Gill của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Nếu không có một sự điều chỉnh lớn nào, những năm 2020 sẽ trôi qua như một thập kỷ cơ hội bị lãng phí".

Báo cáo của SVA lưu ý, phần lớn sự tăng trưởng của châu Á trong những năm gần đây dựa vào sự ổn định chiến lược. Sự hợp tác giữa các quốc gia và doanh nghiệp cho phép tích hợp các quy trình sản xuất xuyên biên giới. Điều này cũng được hỗ trợ bởi hoạt động vận chuyển ổn định và an toàn.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hoạt động vận tải biển đang bị gián đoạn ở Kênh đào Suez và Biển Đỏ, những nơi rất quan trọng để kết nối châu Á với châu Âu. Ngoài ra còn có những mối đe dọa khác dưới hình thức rủi ro ở eo biển Đài Loan và các tuyến đường biển châu Á-Thái Bình Dương khác.

Các cuộc chiến thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn biến phức tạp và có thể lên đến đỉnh điểm vào năm 2024.

Theo báo cáo của SVA, căng thẳng, phong tỏa hoặc thậm chí xung đột có thể làm suy yếu sự sẵn sàng trong việc hợp tác xuyên biên giới và trực tiếp cản trở dòng hàng hóa lưu thông tự do; đồng thời làm tăng thêm chi phí vận chuyển. Những tác động đối với hoạt động kinh doanh sẽ đặc biệt nghiêm trọng với các nước có hoạt động xuất nhập khẩu chiếm phần lớn như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, cùng một số nước khác.

Các mối đe dọa trong lĩnh vực hậu cần chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh lớn. Rủi ro địa chính trị đang gia tăng, và ngay cả ở Nhật Bản, bóng ma bất ổn chính trị đang ngày càng lớn đến mức không thể bỏ qua, chẳng hạn như chính phủ Nhật Bản đang chịu ảnh hưởng tiêu cực do vụ bê bối gây quỹ trong nội bộ Đảng Dân chủ Tự do.

>> Hàng không châu Á - Thái Bình Dương "chật vật" phục hồi

Tàu tiếp vận Philippines (màu đen, ở giữa) bị hải cảnh Trung Quốc truy cản gần bãi Cỏ Mây hồi tháng 8. Ảnh: AP

Tàu tiếp vận Philippines (màu đen, ở giữa) bị hải cảnh Trung Quốc truy cản gần bãi Cỏ Mây, tháng 8/2023. Ảnh: AP

Cố vấn an ninh Steve Vickers nhận định, điều này có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị lớn tại Nhật Bản. "Nếu những diễn biến chính trị ở Nhật Bản đặt ra câu hỏi về sự ổn định của đất nước, thì quốc gia này đang đối mặt nhiều thách thức", ông nói thêm.

Điều này xảy ra cùng lúc khi quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng cao độ bất chấp nỗ lực của cả hai bên. Do đó, nếu Nhật Bản rơi vào thời kỳ bất ổn chính trị có thể ảnh hưởng đến nhận thức về khả năng ứng phó hiệu quả của Tokyo với các cuộc khủng hoảng trong khu vực.

Bên cạnh đó, những mối lo ngại về tình hình ở Biển Đông và tần suất các cuộc va chạm giữa tàu Trung Quốc và Philippines trong vùng biển tranh chấp đang ngày một gia tăng cũng làm giới quan sát lo ngại về xung đột trong năm 2024. Vấn đề này càng cấp bách hơn khi Philippines đã tăng cường liên kết quân sự với Washington trong bối cảnh sức ép ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Trong bài viết được đăng tải trên SCMP, ông Anthony Rowley, nhà báo kỳ cựu chuyên về các vấn đề kinh tế và tài chính châu Á đánh giá, những căng thẳng khu vực ngày càng tăng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại. Ngân hàng Thế giới lưu ý trong báo cáo rằng: “Nền kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2024 sẽ ghi nhận "kỷ lục nghiệt ngã" - tốc độ tăng trưởng GDP nửa thập kỷ chậm nhất trong 30 năm".

"Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã giảm bớt, phần lớn nhờ sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, nhưng căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể tạo ra những mối nguy hiểm mới trong ngắn hạn cho nền kinh tế thế giới", ông nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Á

    Châu Á "loay hoay" tìm cách phi đô la hóa

    04:00, 09/01/2024

  • Tốc độ số hóa nhanh khiến châu Á dễ bị tổn thương hơn?

    Tốc độ số hóa nhanh khiến châu Á dễ bị tổn thương hơn?

    03:00, 04/01/2024

  • Xung đột Trung Đông phủ

    Xung đột Trung Đông phủ "bóng đen" hành lang kinh tế Ấn Độ - châu Âu

    03:30, 01/01/2024

  • Hàng không châu Á - Thái Bình Dương

    Hàng không châu Á - Thái Bình Dương "chật vật" phục hồi

    03:00, 25/12/2023

  • Châu Á tăng mua vàng nhằm giảm rủi ro từ đồng USD

    Châu Á tăng mua vàng nhằm giảm rủi ro từ đồng USD

    05:20, 19/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rủi ro địa chính trị "phủ bóng đen" lên châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO