Có hay không việc UBND tỉnh Bình Dương bao che cho xã An Điền ban hành những văn bản trái quy định của pháp luật: “tự ý trưng dụng đất, cấu kết với một số thành phần để bán đất của gia đình có công”.
Như DĐDN đã phản ánh về việc: “Vì sao chính quyền xã An Điền, thị xã Bến Cát (Bình Dương) cấp QSDĐ cho cá nhân trên phần diện tích đất có nguồn gốc của gia đình có công. Điều đáng nói là khu đất này vẫn còn “mộ của một số liệt sỹ đã hy sinh từ thời kháng chiến chống Pháp”.
Chưa dừng lại ở đó, UBND xã An Điền còn ngang nhiên ban hành một số văn bản trái với quy định của pháp luật: tự ý ra quyết định “Trưng dụng đất, giao đất và bán đất của gia đình bà Nguyễn Thị Tám (Tám Vấn), một gia đình có công với cách mạng qua 2 thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ”, nhưng không hề bị xử lý, kiểm điểm, kỷ luật bất cứ một cá nhân nào là điều hết sức vô lý và khó có thể chấp nhận”.
Theo đó, tại Quyết định số 1502/QĐ-UB, ngày 19/11/1996 của UBND huyện Bến Cát (nay là thị xã Bến Cát) về việc giải quyết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai của bà Nguyễn Thị Tám, cho thấy:
Phần đất tranh chấp của bà Nguyễn Thị Tám có nguồn gốc đất của ông Nguyễn Văn Huê là cha của bà Tám có địa chỉ tại Ấp 4, xã An Điền , huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tổng diện tích là 37.294m2. Quá trình sử dụng đất từ năm 1939 -1950 do cha mẹ bà Tám sử dụng một phần giáp đường có chiều sâu là 70m còn lại 110m. Và khi cha mẹ bà Tám mất không để lại di chúc gì.
Có thể bạn quan tâm
12:05, 29/10/2018
11:49, 27/07/2017
19:14, 25/07/2017
Năm 1958, đại diện thân tộc (trưởng tộc) là ông Nguyễn Văn Là đứng ra phân chia khu đất cho 5 người con của ông Huê thành 5 phần bằng nhau, mỗi phần là 9000m2 (50m x 180m) có vị trí từ Đông sang Tây.
Và 5 người con bao gồm: Nguyễn Thị Nhân, Nguyễn Văn Huân, Nguyễn Văn Bạch (chết năm 1966), Nguyễn Văn Huệ và bà Nguyễn Thị Tám.
Năm 1986, UBND xã An Điền “trưng dụng một phần đất của gia đình bà Tám, diện tích 19.460m2 để xây dựng lò gạch cuả HTXMB. Việc trưng dụng được lập biên bản và bồi hoàn hoa màu cho mẹ con bà Dọn (vợ, con và cháu của ông Bạch) bao gồm ông Nguyễn Văn Thái, ông Nguyễn Văn Liễu (con bà Dọn), ông Nguyễn Minh Sơn (cháu bà Dọn). UBND xã An Điền đã đền bù: Số tiền 30.000đ (bà Dọn nhận 15.000đ, ông Sơn nhận 15.000đ). Về đất là 3.000m2 nhưng UBND xã An Điền giao là 4.000m2 đất (ông Sơn nhận), chiều dài thửa đất dọc đường lộ 7A là 100m, chiều sâu là 40m.
Trước sự việc nêu trên, năm 1988, bà Tám làm đơn khiếu nại tới các cấp chính quyền vì cho rằng UBND xã trưng dụng đất của gia đình bà nhưng không thông báo, đền bù thiệt hại và chưa được sự đồng ý của bà và mọi người trong gia tộc mà chỉ dựa vào bà chị dâu (bà Dọn và các con và cháu bà Dọn) nhưng đã tự ý trưng dụng đất, thỏa thuận bồi hoàn là trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chính quyền cấp huyện và xã đều làm ngơ và không hề giải quyết.