Sân bay “chật” bó giấc mơ bay (Kỳ VI): Nới lỏng điều kiện trói chân doanh nghiệp

Bùi Phú 25/07/2018 11:22

Hàng loạt điều kiện gia nhập thị trường trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, cảng hàng không, dịch vụ tại cảng hàng không đang được cân nhắc gỡ bỏ hoặc nới lỏng.

Cho đến thời điểm này, điều kiện làm khó các doanh nghiệp nhất khi muốn gia nhập thị trường kinh doanh vận tải hàng không không phải là quy mô vốn, mà chính là việc “phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không”.

p/Quy hoạch cảng hàng không sân bay tại Việt Nam đến năm 2020

Quy hoạch cảng hàng không sân bay tại Việt Nam đến năm 2020

Hành lang pháp lý dần“cởi trói”

Theo Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không đang được Bộ GTVT xin ý kiến các bộ, ngành.

Cụ thể, tại dự thảo này, Bộ GTVT đề xuất bỏ khoản 1, Điều 5, Nghị định 92 “Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không”. Theo đó, để lấy được giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, các nhà đầu tư chỉ cần đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đồng ý cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực; năng lực sản xuất; tài chính; phương án kinh doanh và điều kiện về trụ sở, địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam. Đồng thời sửa đổi thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính “Cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung” để phù hợp với điều kiện kinh doanh.

  Không như đối với các dự án BOT giao thông đường bộ, hiệu quả dùng vốn tư nhân xây sân bay có thể đánh giá, nhưng là dựa trên những tiêu thức khác, phục vụ mục tiêu khác, ngoài giao thông. 

Một điểm đột phá nữa trong Dự thảo được các chuyên gia đánh giá rất cao chính là việc Bộ GTVT đề xuất nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Theo đó, tại khoản 3, Điều 8 (điều kiện về vốn) tại Dự thảo, Bộ GTVT quy định, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện: bên nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ; phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất.

Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài giữ phần vốn điều lệ lớn nhất thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân đó. Các hãng hàng không cũng chỉ phải thực hiện đăng ký với Cục Hàng không Việt Nam trong thời hạn 30 ngày nếu như thay đổi cổ đông chiếm giữ từ 5% vốn điều lệ trở lên. “Thay đổi này là nhằm phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện hoạt động đầu tư của mình”, ông Võ Huy Cường, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết.

Nhà đầu tư chờ tín hiệu mới

Cần phải nói thêm rằng, xu hướng vốn đầu tư tư nhân đổ vào các dự án hạ tầng hàng không ngày càng rõ nét trong khoảng 3 năm trở lại đây. Các Dự án nhà ga hàng không dễ dàng gọi vốn đầu tư do thời gian thu hồi vốn từ phí dịch vụ sân bay ngắn; nguồn thu từ việc cho thuê các quầy dịch vụ ăn uống, hàng miễn thuế ổn định.

Có thể bạn quan tâm

  • Sân bay “chật”p/bó giấc mơ bay Kỳ VI: Nới lỏng điều kiện trói chân doanh nghiệp

    Sân bay “chật” bó giấc mơ bay Kỳ VI: Nới lỏng điều kiện trói chân doanh nghiệp

    11:22, 25/07/2018

  • Sân bay “chật” bó giấc mơ bay (Kỳ V): Chưa “đuổi kịp” nhu cầu tăng trưởng

    Sân bay “chật” bó giấc mơ bay (Kỳ V): Chưa “đuổi kịp” nhu cầu tăng trưởng

    17:14, 20/07/2018

  • Sân bay “chật”p/bó giấc mơ bay Kỳ IV: Sân bay Chu lai và giấc mơ mở cửa bầu trời

    Sân bay “chật” bó giấc mơ bay Kỳ IV: Sân bay Chu lai và giấc mơ mở cửa bầu trời

    19:20, 18/07/2018

  • Sân bay “chật” bó giấc mơ bay (Kỳ III): Cần hạ tầng phù hợp

    Sân bay “chật” bó giấc mơ bay (Kỳ III): Cần hạ tầng phù hợp

    03:47, 14/07/2018

  • Sân bay “chật” bó giấc mơ bay (Kỳ I): Nở rộ các hãng hàng không mới

    Sân bay “chật” bó giấc mơ bay (Kỳ I): Nở rộ các hãng hàng không mới

    06:03, 08/07/2018

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, hiện có ít nhất 5 dự án hạ tầng cảng hàng không có vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân được triển khai, gồm: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Sungroup); Nhà ga hành khách quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; Nhà ga hành khách quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết; Nhà để xe, Ga quốc nội, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

“Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào hàng không là giải pháp đột phá để giảm áp lực cho ngân sách nhà nước, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh”, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đánh giá.

Về quan điểm quản lý, theo một cán bộ BQL DA PPP thuộc Bộ GTVT, nhà nước chỉ nên đầu tư những sân bay ở những khu vực khó khăn, chưa thực sự hấp dẫn về kinh doanh sân bay.Còn lại, tại những sân bay có khả năng sinh lợi, hoặc không quá quan trọng về mặt quân sự, thì nên sử dụng nguồn vốn ngoài nhà nước, để phân bổ nguồn lực đầu tư sân bay được tốt hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sân bay “chật” bó giấc mơ bay (Kỳ VI): Nới lỏng điều kiện trói chân doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO