“Sập bẫy” đầu tư chứng khoán - Bài 4: Những “khổ chủ” lên tiếng

Diendandoanhnghiep.vn Tình trạng mạo danh để lừa đảo đầu tư chứng khoán không chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp, mà ngay cả các doanh nhân nổi tiếng hay chuyên gia kinh tế cũng bị dùng hình ảnh, tên tuổi để lừa đảo…

>>“Sập bẫy” đầu tư chứng khoán: Bài 1- Những tuyệt chiêu “lùa gà”

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin trong bài viết trước, thời gian gần đây, tình trạng các đối tượng giả mạo tên thương hiệu Công ty Chứng khoán để trục lợi ngày càng có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến sự an toàn tài chính và thông tin cá nhân cho người dùng.

Theo đó, các đối tượng tạo app với hình thức thiết kế có giao diện giống với app chính thức của các công ty chứng khoán, sau đó đăng tải trên ứng dụng App store và CH Play để đánh lừa người dùng. Ngoài ra, đối tượng còn giả mạo là cán bộ, nhân viên của công ty chứng khoán để liên hệ với người dùng qua nhiều hình thức như gọi điện/nhắn tin/kết bạn qua các trang mạng xã hội nhằm kêu gọi tải app để giao dịch hoặc tham gia các nhóm cộng đồng để được chia sẻ miễn phí kinh nghiệm đầu tư chứng khoán từ các chuyên gia; đồng thời cung cấp thông tin về các chương trình khuyến mại với lợi nhuận khủng để lôi kéo nhiều người tham gia.

Đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nhiều nhà đầu tư mới, các app giả mạo này hiển thị lợi nhuận gia tăng chóng mặt, biên độ tăng giá cao hơn nhiều so với sàn chứng khoán thật. Khi thấy khoản tiền của mình trong các app đầu tư giả mạo tăng đáng kể, nhiều nhà đầu tư “say sưa” nộp tiền tiếp. Tuy nhiên, lúc nhà đầu tư muốn rút tiền lại không rút được. Đối tượng lừa đảo sau đó sẽ yêu cầu nhà đầu tư đóng thêm tiền thuế thu nhập cá nhân 10% hoặc phí sàn, tiền duy trì hồ sơ, phí rút tiền, tiền nâng cấp hồ sơ lên khách hàng VIP nhưng khi khách hàng nộp tiền xong liền bị chặn liên lạc.

>>“Sập bẫy” đầu tư chứng khoán - Bài 2: “Mật ngọt” từ chuyên gia “dởm”

ihihhih

Đối tượng lừa đảo hướng dẫn phóng viên đăng ký tài khoản để tham gia đầu tư. Ảnh: N.G

Chỉ bình luận với nội dung “quan tâm” vào group “Đầu tư thông minh – Hưng Phạm” trên Facebook, phóng viên lập tức được nhân viên chăm sóc khách hàng nhắn tin riêng để giới thiệu về hoạt động đầu tư tài chính, chứng khoán cùng “Sark Hưng”, được chuyên gia tư vẫn hỗ trợ 24/7, đảm bảo thắng 100%.

Bên em là nền tảng đầu tư trực tuyến, giao dịch dựa trên biến động lên xuống của giá vàng trên thị trường quốc tế do sàn NASDAQ Hoa Kỳ liên kết trực tiếp, hợp tác và ủy quyền cho công ty cổ phần chứng khoán Vietcap đứng ra tổ chức. Khi anh tham gia nền tảng bên em, anh sẽ được chuyên gia phân tích lệnh được đào tạo nhiều năm kinh nghiệm từ Châu Âu giúp anh thắng lệnh trong các phiên giao dịch”, nhân viên tư vấn nói.

Để phóng viên tin tưởng hơn, nhân viên này tiếp tục mời gọi trải nghiệm, nếu tham gia với số vốn nhỏ chỉ 300.000 VND sẽ được chuyên gia hỗ trợ trong suốt quá trình giao dịch, chuyên gia sẽ báo trước sự biến động lên xuống của giá vàng đảm bảo cho tài khoản của mình thắng lên 1 triệu đồng đầu tiên và rút lợi nhuận về ATM khi kết thúc giao dịch

Sau khi rút lợi nhuận xong, anh tái đầu tư bằng số vốn ban đầu. Lợi nhuận từ nhóm mang lại được khoảng 300- 500k mỗi ngày và không phải nạp thêm bất kỳ số vốn nào. Ở nhóm chuyên gia sẽ báo 2 phiên lệnh vào 11h30 và 19h00 (mỗi phiên khung giờ giao động 5- 10 phút)”, nhân viên này nói.

Sau khi phóng viên đồng ý tham gia gói đầu tư 300.000VNĐ, nhân viên này tiếp tục hướng dẫn đăng ký tài khoản để nạp tiền đầu tư với cam kết chắc chắn thắng lớn, “anh yên tâm đầu tư đi, bên em không đánh đổi uy tín của sếp Hưng, của Tập đoàn Cen Group để lấy 300.000VNĐ của anh đâu”, nhân viên này khẳng định.

Để xác thực những nội dung thông tin này, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp tiếp tục liên hệ với ông Phạm Thanh Hưng – Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản thế kỷ CEN Invest. Tiếp nhận thông tin, lãnh đạo Cen Group cho biết đang có rất nhiều trang giả mạo để kêu gọi người dân góp tiền nhận hoa hồng. Ông Hưng khẳng định tất cả đều là lừa đảo, hoàn toàn sai sự thật.

Đây là hành vi lừa đảo tài chính trục lợi. Anh khẳng định không có bất kỳ sự kiện liên quan gì, mọi thông tin đều là sai sự thật. Về nội dung này, anh đã từng có cảnh báo lừa đảo và Cen Group cũng có thông cáo báo chí rất cụ thể rồi", ông Hưng thông tin.

>>“Sập bẫy” đầu tư chứng khoán - Bài 3: “Giả” nhân viên, “nhái” doanh nghiệp

ihihihih

Một trang mạo danh tên tuổi, hình ảnh của Cen Group để kêu gọi đầu tư. Ảnh: N.G

Được biết, không chỉ có doanh nhân Phạm Thành Hưng và Cen Group bị các đối tượng sử dụng hình ảnh, tên tuổi để lừa đảo. Đại diện Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS Việt Nam) cho biết, doanh nghiệp cũng liên tục phải phát đi cảnh báo lừa đảo bởi tình trạng mạo danh tương tự.

Vị đại diện doanh nghiệp cho rằng, việc giả danh để lập hội nhóm chứng khoán đang là "vấn nạn" hiện nay, khiến thị trường phần nào bị méo mó, nhà đầu tư mất niềm tin.

KIS Việt Nam khẳng định những hành động trên hoàn toàn là giả mạo và không được thực hiện bởi nhân sự KIS. Hiện nay Chứng khoán KIS chỉ có duy nhất một trang web chính thức là kisvn.vn và một tài khoản Facebook là KIS Vietnam Securities. Đồng thời, Chứng khoán KIS cũng lưu ý tuyệt đối không chuyển khoản vào những tài khoản không nằm trong Danh sách tài khoản tổng của KIS nhằm tránh những rủi ro có thể phát sinh”, thông tin từ Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết.

Đáng chú ý, tình trạng mạo danh, lừa đảo không chỉ xảy ra đối với các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, Ủy ban chứng khoán nhà nước hay các doanh nhân nổi tiếng, mà ngay cả Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế cũng bị dùng hình ảnh, tên tuổi để lừa đảo.

hiihih

Một trang mạo danh TS. Nguyễn Trí Hiếu để kêu gọi đầu tư chứng khoán. Ảnh: N.G

Theo chia sẻ của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, ông đang rất đau đầu vì liên tục bị mạo danh hình ảnh, tên tuổi để mời đầu tư chứng khoán, cổ phiếu trên nhiều diễn đàn, đội nhóm chứng khoán. Không ít nạn nhân đã gọi điện thoại cho ông sau khi bị lừa, mất tiền vì thủ đoạn lừa đảo này ông mới biết hình ảnh, tên tuổi của mình bị mạo danh.

"Nhiều người gọi cho tôi cầu cứu nhưng tôi không giúp được vì không biết các đối tượng lừa đảo là ai, ở đâu? Tôi chỉ biết sau khi các nạn nhân đã bị mất tiền, có người vài chục triệu đến hàng trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng" - TS. Nguyễn Trí Hiếu bức xúc.

Vị chuyên gia cũng cho biết, ông phải đi từng trang quảng cáo mạo danh, lừa đảo để đính chính rằng những thông tin trên là lừa đảo, cảnh báo nhà đầu tư không tin tưởng nghe theo và tránh bị sập bẫy, mất tiền oan.

"Hiện nay có rất nhiều những thông tin và quảng cáo mời gọi đầu tư chứng khoán với tôi theo kiểu lừa đảo. Tôi khẳng định chưa bao giờ mở những chương trình đầu tư chứng khoán và mời mọi người tham gia. Xin đừng mắc bẫy lừa đảo và đừng tham gia những chương trình này, sẽ mất tiền và tài sản nếu tham gia" - TS. Nguyễn Trí Hiếu khẳng định.

Còn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Sập bẫy” đầu tư chứng khoán - Bài 4: Những “khổ chủ” lên tiếng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714203332 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714203332 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10