Sau Apple, Xiaomi chọn Việt Nam làm bàn đạp cho thị trường ASEAN?

Diendandoanhnghiep.vn Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc, Xiaomi, đang nhắm đến Việt Nam làm cơ sở sản xuất cho thị trường Đông Nam Á trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong nước.

>>>Xiaomi "chơi lớn"

Theo dấu chân Apple?

Tất nhiên là không phải thời điểm này họ mới nhắm đến Việt Nam như một cơ sở sản xuất cho tham vọng Đông Nam Á của mình. Hơn một năm trước, “gã khổng lồ” smartphone Trung Quốc đã bắt đầu làm việc với nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng DBG Holdings của Hồng Kông tại Việt Nam để thúc đẩy nguồn cung thiết bị cầm tay trong khu vực.

DBG Technology (Việt Nam) tại Thái Nguyên.

Nhà máy của DBG Holdings tại Thái Nguyên, Việt Nam.

Trong khi DBG Holdings đã và đang điều hành một nhà máy rộng 200.000 mét vuông tại tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, họ cũng đang vận hành các nhà máy ở Trung Quốc và Ấn Độ cho các khách hàng, bao gồm cả những ông lớn như Huawei và Lenovo.

Tháng trước, DBG đã giao lô điện thoại thông minh sản xuất tại Việt Nam đầu tiên cho Xiaomi, với các mẫu được bán cho thị trường trong nước, cũng như ở Malaysia và Thái Lan. Đây được coi như một phần kế hoạch mở rộng của thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu của Trung Quốc sang thị trường Đông Nam Á trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong nước.

Có một thực tế là trong nhiều tháng qua, những hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt của chính quyền Bắc Kinh, bao gồm việc phong tỏa và hạn chế đi lại ở hàng chục thành phố, từ trung tâm kinh doanh Thượng Hải cho đến tỉnh Cát Lâm ở phía bắc, đã khiến các nhà sản xuấtcó trụ sở tại nước này gặp vô vàn khó khăn trong việc duy trì chuỗi cung ứng và sản xuất.

Động thái của Xiaomi cũng là dấu hiệu mới nhất cho thấy các nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn đang dần chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á để tìm kiếm sự ổn định và chi phí thấp hơn.

CEO Lei Jun trong một buổi phát hành điện thoại di động dòng Mi 11 cao cấp. Ảnh: Xiaomi.

CEO Lei Jun trong một buổi phát hành điện thoại di động dòng Mi 11 cao cấp. Ảnh: Xiaomi.

Trước đó, Apple cũng đã chuyển một số dây chuyền sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam bởi chính sách zero-Covid của Bắc Kinh đã là gián đoạn sản xuất. Foxconn, nhà cung cấp chính của Apple đã phải chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (Ipad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của chính Apple từ cuối năm 2020.

Trên thực tế, Apple đang cân nhắc về an ninh chuỗi cung ứng, đơn giản vì họ muốn một chuỗi cung ứng tương đối phân tán sẽ an toàn hơn. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến Apple nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.

Có lẽ với Xiaomi cũng vậy, nhưng ngoài việc cân nhắc đến an ninh chuỗi cung ứng, họ còn có mục đích khác…

>>>Chiến lược “refresh” thương hiệu của Xiaomi

>>>Xiaomi “hụt hơi”…

Tham vọng với thị trường Đông Nam Á?

Theo một dự báo của eMarketer, công ty nghiên cứu thị trường kỹ thuật số, truyền thông và thương mại hàng đầu của Mỹ, số lượng người dùng điện thoại thông minh ở Đông Nam Á sẽ đạt 326,3 triệu người vào năm 2022 và tăng đều đặn đến năm 2026.

Thị trường smartphone Đông Nam Á đang hứa hẹn sự bùng nổ vào những năm tới.

Thị trường smartphone Đông Nam Á đang hứa hẹn sự bùng nổ vào những năm tới.

Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận internet của người dân nơi đây đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng của thị trường điện thoại thông minh. Gần 9/10 người dùng Internet ở Đông Nam Á sẽ sử dụng điện thoại thông minh trong năm nay, với mức độ cao nhất là 98,8% ở Thái Lan và thấp nhất là 81,7% ở Philippines trong khu vực.

Hơn nữa, cũng theo eMarketer, số lượng người dùng điện thoại thông minh Đông Nam Á sẽ tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Bởi nhiều lý do, kể từ sau đại dịch, người tiêu dùng Đông Nam Á đã sử dụng điện thoại thông minh cho nhiều mục đích, bao gồm chơi game, giao đồ ăn và thanh toán di động. Các lĩnh vực thị trường này sẽ tăng trưởng khi việc sử dụng internet mở rộng.

Công ty tư vấn Frost & Sullivan ước tính tổng giá trị hàng hóa giao thực phẩm ở Đông Nam Á sẽ tăng lên 49,72 tỷ USD vào năm 2030 từ 15,15 tỷ USD vào năm 2021. Doanh thu từ trò chơi điện thoại di động và máy tính để bàn / máy tính xách tay trong khu vực sẽ đạt 6,7 tỷ USD vào năm 2025, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,8% trong giai đoạn 2021-2025.

Có lẽ vậy nên đã từ lâu, Xiaomi nhắm đến việc phát triển Việt Nam thành một cơ sở sản xuất lớn nhất ngoài Trung Quốc là một mục tiêu cho kế hoạch mở rộng tại khu vực. Đặc biệt, trong bối cảnh “gã khổng lồ” của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp hạn chế COVID của Trung Quốc và sự gián đoạn chuỗi cung ứng, khiến cho lợi nhuận quý đầu tiên của công ty giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Và với việc lần đầu tiên trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai của Việt Nam với 20,6% thị phần, sau Samsung của Hàn Quốc, Xiaomi dường như đã tìm thấy một hướng đi đột phá nhằm tìm kiếm động lực tăng trưởng trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sau Apple, Xiaomi chọn Việt Nam làm bàn đạp cho thị trường ASEAN? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713301772 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713301772 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10