Shopee và chủ shop - tại anh tại ả

Diendandoanhnghiep.vn Liệu Shopee có hoàn toàn xấu? Câu trả lời là không. Nhiều chủ shop hàng ở Việt Nam cũng dùng nhiều mánh lới, chiêu trò để trục lợi từ chính sách ưu đãi bán hàng của Shopee.

>> Động thái mới của Shopee?

Khi Internet trở nên phổ cập, thời gian người dân dành nhiều thời gian hoạt động trên không gian mạng thì chắc chắn hoạt động thương mại, kinh tế sẽ không bỏ lỡ cơ hội này.

Sàn hoạt động giao dịch thương mại điện tử nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, lấn át thị phần của cửa hàng, cửa hiệu, chợ truyền thống. Sự nhanh chóng tiện dụng, dễ tương tác, sản phẩm có thể nhìn rõ, xem chi tiết trước khi đến tay người mua giúp cho giao dịch thương mại điện tử như vết dầu loang, tràn ngập lượng giao dịch mua bán của người tiêu dùng.

Rồi đến lúc các sàn giao dịch thương mại điện tử cạnh tranh lẫn nhau: Lazada, Shopee, Tiki đều tìm mọi cách mở rộng sức ảnh hưởng chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt, dù sinh sau đẻ muộn, nhưng Tiktok shop với khả năng phát trực tiếp bán hàng đang nhanh chóng thu hút lượng khách hàng tham gia. Trong đó có không ít khách hàng trước đây từng là khách hàng truyền thống thân thiết của Shopee.

Shop online của ông Đỗ Văn Dũng bị Shopee cấn trừ 530 triệu đồng. Ảnh: NVCC.

Một chủ shop bị Shopee cấn trừ 530 triệu đồng. 

Ra đời từ năm 2015, Shopee nhanh chóng phủ khắp thị phần của Đông Nam Á như: Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines với  sự đa dạng của sản phẩm trên mọi lĩnh vực: Điện tử, vật gia dụng, quần áo, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, thể thao… “Cần gì cứ lên Shopee” đã thành câu nói quen thuộc của nhiều bạn trẻ.

Để kéo khách quay lại giao dịch, Shopee không ngần ngại làm mọi cách để thu hút, tạo lợi ích cho người mua, dù phải “cắt máu” lợi ích bằng cách tặng mã giảm giá (voucher) cho người mua. Nhưng bên cạnh việc ưu đãi người mua thì Shopee đã vặt lại chủ shop có đăng ký trên sàn của Shopee với số tiền không hề nhỏ, tức là trừ tiền của người bán hàng trên Shopee với lý do khá chung chung “vi phạm gian lận” chứ không chỉ rõ là đơn hàng nào gian lận, thời điểm nào gian lận.

Những chủ shop hàng mất nhiều tiền của, công sức đầu tư cho gian hàng, họ rất bức xúc vì số tiền bị lấy mất không hề nhỏ. Bên cạnh đó, các chủ shop bị gài kèm các gói dịch vụ như freeship, voucher… mà không kiểm soát để ý, vì đa số chủ gian hàng lười, không đọc kĩ các điều khoản ràng buộc mà chỉ nhấn vào đã đọc, đồng ý... sau đó sẽ mất số tiền hàng tháng không hề nhỏ.

Với số lượng chủ gian hàng đăng ký trên Shopee lên tới hàng vạn gian hàng thì số tiền mà Shopee thu về rất nhiều tỉ đồng. Có cả những khiếu nại từ chủ shop về việc nhân viên Shopee tự ý hạ giá sản phẩm, cài cắm thêm dịch vụ gây thiệt hại cho chủ shop mà không thông báo rõ ràng. Phần chiết khấu từ sản phẩm bán qua sàn Shopee khá cao cũng buộc chủ shop phải đẩy giá bán để đảm bảo lợi nhuận dẫn đến mất sức thu hút, cạnh tranh.

Bên cạnh đó, việc thanh quyết toán chậm chạp của Shopee cũng là hình thức chiếm dụng vốn của chủ shop kiểu “mỡ nó rán nó”, nhất là với việc đổi trả hàng lỗi, hay hàng không đúng chủng loại như chủ shop cam kết. Việc tự ý khấu trừ tiền bán hàng từ chủ shop của Shopee dù có đủ điều khoản để chứng minh sự hợp pháp vẫn là hành động không đẹp trong kinh doanh.

>> Shopee chơi “tàu lượn” chiến lược

Như vậy liệu Shopee có hoàn toàn xấu? Câu trả lời là không. Nhiều chủ shop hàng ở Việt Nam cũng dùng nhiều mánh lới, chiêu trò để trục lợi từ chính sách ưu đãi bán hàng của Shopee. Mở gian hàng, tạo đơn ảo, chính mình tự mua của mình nhưng lập tài khoản giả mạo làm khách hàng, tự tạo đánh giá 5 sao. Tất nhiên vẫn có bán hàng và giao dịch thật, nhưng âm thầm gom mã giảm giá để ăn chặn từ chính sàn giao dịch của mình với tâm lý chụp giật “ăn xổi ở thì”. Ở mức độ cao hơn, nhiều chủ shop liên kết tạo hội nhóm với nhau để "chơi" lại Shopee, thông đồng trục lợi, gom mã giảm giá với số lượng lớn rồi mua bán qua lại khi livetream bán hàng trực tuyến với nhau gây thiệt hại và mất uy tín của Shopee, gây hại cả cho anh em giao hàng khi chạy đơn ảo bị sàn khoá luôn ứng dụng.

Đáng nói, hội nhóm các chủ shop còn găm mã đợi ngày giảm giá rồi đồng loạt mua hàng để Shopee bị thiệt càng thêm thiệt. Họ không tính tới khi Shopee sập hoặc rút khỏi Việt Nam thì họ sẽ lại phải lọ mọ đi gây dựng lại từ đầu. Sự khôn lỏi, gian vặt sẽ không thể cùng đồng hành với nhau khi kinh doanh đường dài. Kinh doanh mà tính kiểu “mạt cưa, mướp đắng” thì kết cục sẽ là “kẻ cắp lại gặp bà già” mà thôi. Chỉ tội những chủ shop làm ăn chân chính bị Shopee quét nhầm và cấn trừ tiền, còn những chủ shop chạy đơn, đánh giá ảo thì cũng “tại anh, tại ả”.

Để giải quyết mấu chốt của vấn đề lại là phần quản lý tưởng như không liên quan - đó là việc quản lý kiểm soát tài khoản. Nếu mỗi tài khoản đều chính tên chính chủ theo sim, số điện thoại theo định danh cá nhân, mất phải làm lại với đủ quy trình thủ tục, thì việc tạo tài khoản ảo để tay phải bán cho tay trái không thể thực hiện được. Vấn đề quản lý tài khoản này không thuộc trách nhiệm của Shopee.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Shopee và chủ shop - tại anh tại ả tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714337678 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714337678 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10