“Siết” các quy định giao mỏ khoáng sản: Áp dụng cơ chế đặc thù?

HƯƠNG GIANG 24/07/2024 15:00

Việc đẩy mạnh từ giao mỏ sang đấu giá, đấu thầu quyền khai thác khoáng sản nhằm không chỉ đảm bảo mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, mà còn phát huy hiệu quả tài nguyên của quốc gia.

>>“Siết” quy định giao mỏ khoáng sản: Bít “lỗ hổng”, chống thất thoát

 Hoạt động khai thác cát tại mỏ cát Tịnh An - Nghĩa Dũng, TP.Quảng Ngãi.

Hoạt động khai thác cát tại mỏ cát Tịnh An - Nghĩa Dũng, TP.Quảng Ngãi.

Theo Luật sư Nguyễn Duy Nguyên – Tổng Giám đốc Công ty Luật Hoàng Giao, trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh, hoàn thiện các dự án hạ tầng giao thông kết nối để phát triển kinh tế - xã hội thì việc khẩn trương giải bài toán vật liệu xây dựng (VLXD) để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn là hết sức cần thiết. Trong đó, bên cạnh việc áp dụng các quy định theo luật hiện hành cũng cần áp dụng cơ chế đặc thù (giao mỏ khoáng sản) cho các dự án trọng điểm để giải quyết tình thế.

Đảm bảo 3 mục tiêu

Sở dĩ phải đưa ra các giải pháp trên, luật sư Nguyễn Duy Nguyên, cho rằng sau gần 14 năm thực hiện Luật Khoáng sản số 60/2010, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những bất cập. Trong đó, nhiều nội dung, quy định không còn phù hợp với thực tiễn, như: Vướng các thủ tục khai thác khoáng sản làm VLXD nhất là cát, sỏi lòng sông, đất đá bóc tầng phủ, đất đá thải làm vật liệu xây dựng thông thường để phục vụ cho các dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án đầu tư công …; khai thác, sử dụng khoáng sản đi kèm khi khai thác khoáng sản chính; thiếu cơ chế kiểm soát sản lượng khai thác khoáng sản theo từng giấy phép khai thác khoáng sản; vấn đề phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động địa chất, khoáng sản; vấn đề cải cách thủ tục hành chính như quy định thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, nhất là khoáng sản làm VLXD thông thường, cát, sỏi lòng sông không còn phù hợp;...

Cũng theo luật sư Nguyễn Duy Nguyên, điển hình, tại Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu ra những bất cập về Luật Khoáng sản, như: chưa quy định đầy đủ nội dung điều tra cơ bản địa chất; chưa quy định nội dung quản lý nhà nước về địa chất, nhất là quản lý thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành; chưa thống nhất quản lý thông tin, dữ liệu địa chất và điều này chính là “lỗ hổng” dẫn đến quản lý khoáng sản chưa thực sự hiệu quả.

"Vì vậy, đã đến lúc phải đẩy nhanh công tác đấu giá, đấu thầu các mỏ khoáng sản, trong đó lưu ý vấn đề áp dụng cơ chế đặc thù cho các địa phương thực hiện phương thức (BT), tức đổi VLXD lấy hạ tầng thông qua hình thức đấu thầu để một mặt giảm áp lực ngân sách đầu tư công, một mặt giải bài toán khan hiếm VLXD cho xã hội, cũng như đảm bảo được các yếu tố về môi trường”, luật sư Nguyễn Duy Nguyên nhấn mạnh.

>>“Siết” các quy định giao mỏ khoáng sản

Giảm áp lực ngân sách cho dự án đầu tư công

Đồng quan điểm, ông Hồ Minh Hiếu – Chủ tịch Tập đoàn Nắng Ban Mai, cho rằng để minh bạch thị trường VLXD, giảm áp lực nguồn VLXD phục vụ cho các dự án đầu tư công vàc công tác quản lý các mỏ khoáng sản, các địa phương cần vào cuộc quyết liệt, đồng thời, tổng hợp các mỏ khoáng sản đã được quy hoạch để đưa ra đấu giá, đấu thầu, phát huy hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: chính trị, kinh tế, cũng như những vấn đề xã hội.

“Nếu áp dụng mô hình BT – đổi VLXD lấy hạ tầng Nhà nước sẽ giải quyết được bài toán khan hiếm VLXD trong hiện tại cũng như tương lai. Một mũi tên trúng 3 đích (3 mục tiêu) bao gồm “kinh tế, xã hội và môi trường”. Mặt khác, khi đấu thầu quyền khai thác sẽ tạo được một môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, trong đó, quyền lợi của Nhà nước sẽ được đưa lên hàng đầu”, ông Hiếu nói.

Liên quan tới các giải pháp nhằm chủ động và đa dạng nguồn VLXD, phục vụ cho các dự án trọng điểm, ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP) cho rằng, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thủ tục, quy trình cấp phép các mỏ VLXD tại các địa phương. Do đó, việc áp dụng cơ chế đặc thù để giải bài toán VLXD cho các dự án trọng điểm trong lúc này là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp như: đơn giản các thủ tục cấp phép tại các địa phương; khẩn trương nghiên cứu nguồn vật liệu thay thế (cát biển), hoàn thành thủ tục nhập khẩu cát từ nước bạn (Campuchia).

“Để phát huy hiệu quả trước tiên các địa phương có nhu cầu về sử dụng nguồn VLXD phục vụ cho các dự án cần ngồi lại với nhau để thống nhất cách làm trên cơ sở liên kết vùng; khảo sát thực địa và tổ chức các hội thảo mang tính khoa học, gồm: các bộ ngành, địa phương, các nhà khoa khọc, doanh nghiệp… để từ đó đưa ra những kiến nghị và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Trong đó, giải pháp đổi VLXD lấy hạ tầng theo loại hình để giải quyết những áp lực cho các dự án đầu tư công của các địa phương cũng là vấn đề cần lưu ý”, ông Phúc chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • “Siết” quy định giao mỏ khoáng sản: Bít “lỗ hổng”, chống thất thoát

    “Siết” quy định giao mỏ khoáng sản: Bít “lỗ hổng”, chống thất thoát

    00:05, 11/07/2024

  • “Siết” các quy định giao mỏ khoáng sản

    “Siết” các quy định giao mỏ khoáng sản

    11:00, 07/07/2024

  • Tránh thất thoát trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    Tránh thất thoát trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    18:16, 28/06/2024

  • Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần bổ sung đầy đủ hành vi bị cấm

    Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần bổ sung đầy đủ hành vi bị cấm

    03:30, 25/06/2024

  • Quảng Ninh: Tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản

    Quảng Ninh: Tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản

    00:06, 22/06/2024

  • Cân nhắc quy định về quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản

    Cân nhắc quy định về quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản

    03:40, 20/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Siết” các quy định giao mỏ khoáng sản: Áp dụng cơ chế đặc thù?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO