Năm 2023, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đạt doanh thu 9.783 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ. Đây cũng là năm có 4 quý doanh thu đều tăng trưởng so với năm 2022.
>>> Hành trình vươn tầm quốc tế của ống inox công nghiệp Sơn Hà
Thành công trên có được nhờ những chỉ đạo sáng suốt từ Ban Lãnh đạo Công ty trong bối cảnh kinh tế Việt nam và thế giới có nhiều biến động bất thường.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của SHI, quý IV/2023, doanh thu thuần đạt 2.733 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là quý có doanh thu cao nhất lịch sử, đánh dấu năm đầu tiên SHI có 4 quý đều có doanh thu trên 2.000 tỷ đồng (quý I: 2.217 tỷ đồng, quý II: 2.528 tỷ đồng, quý III: 2.114 tỷ đồng).
Với doanh thu lớn, lợi nhuận gộp đạt 225 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 8,23%.
Trong quý, SHI ghi nhận 26 tỷ đồng doanh thu tài chính. Công ty cũng tiết giảm được 29% chi phí tài chính (đạt 98 tỷ đồng) và 20% chi phí bán hàng (đạt 78 tỷ đồng) đồng thời khống chế chi phí quản lý không đổi ở ngưỡng 40 tỷ đồng.
Kết quý IV/2023, SHI ghi nhận lợi nhuận trước thuế 34 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 19 tỷ đồng.
Lũy kế năm 2023, doanh thu thuần của SHI đạt 9.609 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước, cao nhất từ trước đến nay. Lợi nhuận gộp đạt 841 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận gộp đạt 8,75%.
Khấu trừ các loại chi phí, SHI báo lợi nhuận trước thuế 104 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 62 tỷ đồng.
Năm 2023, SHI đặt mục tiêu doanh thu 8.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã vượt 20% mục tiêu doanh thu.
Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của SHI đạt 7.581 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Cơ cấu tài sản có điểm đáng chú ý là hàng tồn kho giảm 29%, đạt 1.226 tỷ đồng, chiếm 16% tổng tài sản. Sự suy giảm của hàng tồn kho là nguyên nhân quan trọng giúp SHI có dòng tiền kinh doanh dương tới 213 tỷ đồng.
Một điểm đáng nói khác là trong năm, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 56% lên 956 tỷ đồng, chiếm 12% tổng tài sản, tập trung tại dự án khu công nghiệp Tam Dương và nhà máy Bàu Bàng, phản ánh quá trình đầu tư của SHI đang tiếp diễn khá nhanh chóng.
Quy mô vốn bằng tiền của SHI tương đối lớn, đạt 424 tỷ đồng tại ngày kết thúc năm 2023, bao gồm 79 tỷ đồng tại khoản “tiền và tương đương tiền”, 345 tỷ đồng tại khoản “đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn”.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày 31/12/2023 đạt 5.572 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay đạt 3.774 tỷ đồng, tăng 3%.
Với vốn chủ sở hữu đạt 2.009 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,77 lần. Đây là mức có thể chấp nhận được với một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như SHI, nhất là khi công ty đang trong quá trình mở rộng đầu tư nhiều lĩnh vực, trong đó có mảng đặc thù thâm dụng vốn như bất động sản.
Có thể bạn quan tâm
Quảng Ninh: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững
07:59, 30/01/2024
Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải ứng phó thế nào?
03:30, 30/01/2024
Lạng Sơn: Giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp năm 2024
01:38, 30/01/2024
Doanh nghiệp “lao đao” vì giá cà phê
01:00, 30/01/2024
Doanh nghiệp bất động sản kiệt sức
00:30, 30/01/2024