Sốt đất quay trở lại các địa phương

DIỆU HOA 20/12/2021 13:00

Thị trường đất nền ở một số địa phương đang có dấu hiệu tăng nóng trở lại sau thông tin các ông lớn địa ốc chuẩn bị có dự án đầu tư.

>> Chặn “bong bóng” bất động sản từ xa

>> “Điều trị” sốt đất ảo

Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số địa phương như Khánh Hòa, Bắc Giang, Quảng Trị, Hoà Bình, vùng ven Hà Nội... thị trường địa ốc đang bắt đầu nóng lên.

Các dự án bất động sản hoạt động trở lại tại các địa phương

Các dự án bất động sản hoạt động trở lại tại các địa phương

Cụ thể, tại Khánh Hòa, sau khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh này có những biện pháp cứng rắn siết chặt tình trạng phân lô bán nền tại huyện Cam Lâm, cơn sốt đất bắt đầu dịch chuyển ra thị xã Ninh Hòa.

Cuối tháng 11, UBND tỉnh này đã chủ trì cuộc họp nghe Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings báo cáo đề xuất ý tưởng quy hoạch một số khu vực trên địa bàn thị xã Ninh Hòa. Sau thông tin này, các nhà đầu tư đã ồ ạt tìm về đây để “săn đất”.

Một số môi giới địa phương cho biết các khu đất trước đây trồng mía, keo đang tăng giá từng ngày, thậm chí từng giờ. Trước thông tin này, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa đã ban hành văn bản thông báo tạm dừng việc tiếp nhận giải quyết đối với hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất từ 10/12.

Hay tại Quảng Trị, hơn nửa tháng trước khi có thông tin Công ty TNHH Vận hành Vincom Retail đấu trúng khu đất 132.415,6 m2 thuộc dự án khu đô thị thương mại dịch vụ Nam Đông Hà, “sốt đất” đã bắt đầu nổi lên ở khu vực này.

Theo đó, các lô đất ở trên tuyến đường quanh đó là Đại Cồ Việt, Trương Công Kỉnh, Hà Huy Tập ghi nhận hiện tượng nườm nượp người đến xem, giao dịch mua bán, giá đất tăng từng ngày.

Có thể bạn quan tâm

  • Sốt đất ảo, nỗi lo thật

    Sốt đất ảo, nỗi lo thật

    15:00, 02/12/2021

  • Thực hư sốt đất Đông Anh sau thông tin quy hoạch

    12:30, 22/11/2021

Đáng chú ý, tại các phiên đấu giá sau đó, Quảng Trị cũng ghi nhận các mức kết quả trúng đấu giá kỷ lục. Điển hình như phiên đấu giá tại TP Đông Hà ngày 4/12 đã ghi nhận 58 lô đất ở khu dân cư phía Tây đường Khoá Bảo (phường 3, thành phố Đông Hà) và khu tái định cư Bắc Sông Hiếu (phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà) được đấu giá với mức khởi điểm từ trên 1,5 tỉ đồng đến hơn 3,7 tỉ đồng tùy vị trí, diện tích. Đây mức vượt giá sàn đấu giá đất cao nhất từ trước tới nay tại TP Đông Hà.

Trong khi đó, một thị trường không mới với các cơn sốt đất Ba Vì cũng chứng kiến các “đợt sóng” nổi lên sau khi Chính phủ đồng ý với ý kiến của Bộ Xây dựng về việc triển khai quy hoạch trong Khu du lịch Quốc gia Ba Vì - Suối Hai, (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội).

Ghi nhận của một số sàn bất động sản cho thấy, giá đất tại khu vực có vị trí mặt tiền đường đắc địa, được môi giới quảng cáo là gần khu du lịch Suối Hai thuộc các xã này đang có giá 6-8 triệu đồng/m2 với diện tích 300-1.000m2. Trong khi đó, giá đất cách đây không lâu chỉ rơi vào giá 1 – 2 triệu đồng/m2.

NHU CẦU ĐẦU TƯ LỚN

Đánh giá về hiện tượng này, theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam khả năng sốt đất quay trở lại là rất cao bởi nhu cầu đầu tư của người dân thì lớn, thị trường lại khan hiếm nguồn cung, bên cạnh đó một bộ phận lợi dụng tình trạng này đẩy giá lên cao.

Nhà đầu tư "nườm nượp" đấu giá đất tại Bắc Giang

“Các dấu hiệu của sốt đất đang xuất hiện. Tình trạng thiếu nguồn cung, trong khi nhu cầu đầu tư lớn đã khiến các nhà đầu cơ tận dụng tình thế này, nhiều sản phẩm bất động sản ra đời không đi theo chủ trương quy hoạch phát triển nào cả", ông Đính thừa nhận.

Vị chuyên gia cũng cho biết, một thực trạng xảy ra ở vùng ven Thủ đô chính là các nhóm các nhân gom đất ở vùng nông thôn, sau đó chia lô, đẩy giá bán. Điều này tuy pháp luật không cấm nhưng có nguy cơ gây lãng phí nguồn lực đất đai và khiến giá đất tăng cao, gây bất lợi cho thị trường.

Trên cương vị doanh nghiệp vừa là chủ đầu tư các dự án, vừa là đơn vị môi giới, ông Phạm Đức Toản, Tổng Giám đốc EZ Property cũng bày tỏ lo ngại, sau sốt nóng bao giờ thị trường cũng sẽ suy thoái, đóng băng. 

"Hiện nguồn tiền rất dư dả vì hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn bởi tác động của đại dịch, lãi suất tiền gửi thấp cùng với đó là nỗi lo lạm phát cao, bên cạnh đó thị trường chứng khoán cũng tăng cao. Khi dòng tiền rẻ, nhiều người chưa biết đầu tư gì thì đổ vào chứng khoán. Khi chứng khoán lên cao thì nhiều nhà đầu tư chốt lãi và chuyển sang bất động sản" - ông Toản cho biết.

Song, ông Toản cảnh báo, vấn đề mua vào thì dễ nhưng để thanh khoản, bán ra với giá tốt có lãi thì giai đoạn này bắt đầu khó. Thị trường đang rơi vào giai đoạn rủi ro nhất, những người vào thị trường giai đoạn này tỷ lệ thành công càng ngày càng thấp và tăng tỷ lệ mắc cạn cao vì họ đang ở trên đỉnh sóng.

Vị chuyên gia này cho rằng, thời điểm hiện tại với những nhà đầu tư mới không nên tham gia thị trường mà nên để cuộc chơi cho những nhà đầu tư cá mập bởi họ có tiềm lực, kinh nghiệm biết thời điểm nào nên ra, nên vào.

Có thể bạn quan tâm

  • Blockchain bất động sản: Dễ tham gia, khó kiểm soát rủi ro

    Blockchain bất động sản: Dễ tham gia, khó kiểm soát rủi ro

    18:57, 19/12/2021

  • Chặn “bong bóng” bất động sản từ xa

    Chặn “bong bóng” bất động sản từ xa

    03:00, 19/12/2021

  • “Điều trị” sốt đất ảo

    “Điều trị” sốt đất ảo

    05:16, 06/11/2021

  • Công khai quy hoạch trị sốt đất

    Công khai quy hoạch trị sốt đất

    01:10, 01/11/2021

  • Công khai quy hoạch chặn sốt đất: Chuyện cũ vẫn nóng

    Công khai quy hoạch chặn sốt đất: Chuyện cũ vẫn nóng

    05:00, 12/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sốt đất quay trở lại các địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO