Sửa Luật Thủ đô: Cần cơ chế đặc thù, vượt trội cho Hà Nội

Diendandoanhnghiep.vn Trước hàng loạt thực trạng vừa diễn ra, góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng, quá trình sửa đổi Luật, cần có cơ chế đặc thù, vượt trội cho Hà Nội…

>> Sửa Luật Thủ đô: Băn khoăn quy định thúc đẩy liên kết, phát triển Vùng Thủ đô

Với mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô năm 2012. Cơ quan soạn thảo tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để làm cơ sở trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 10 tới.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để làm cơ sở trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 10 tới - Ảnh minh họa

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tiếp tục được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi để làm cơ sở trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 10 tới - Ảnh minh họa

Theo đó, bên cạnh những điểm tích cực đã được ghi nhận, góp ý Dự thảo Luật (sửa đổi), không ít ý kiến cho rằng, với đặc thù “cả nước vì Thủ đô, Thủ đô vì cả nước”, Dự thảo cần xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội cho Hà Nội, xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế...

Và trước hiện trạng vi phạm trật tự xây dựng ngày một nhức nhối, góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội - Phạm Quang Nghị đề nghị, cần có cơ chế đặc thù, vượt trội cho Thành phố.

Theo ông Nghị, Luật Thủ đô 2012 có quy định một số nội dung đặc thù cho Hà Nội về xử phạt hành chính, nhưng mới chỉ “vượt”, chứ chưa “trội” vì đối với Hà Nội, những vi phạm như trật tự xây dựng gây ra những hậu quả rất phức tạp, nặng nề. Xây vượt một tầng ở Hà Nội cũng khác vượt một tầng những tỉnh thành khác.

>> Sửa Luật Thủ đô: Cần cơ chế mạnh hơn trong phân cấp, phân quyền

nhiều ý kiến cho rằng, quá trình sửa đổi Luật, cần có cơ chế đặc thù, vượt trội cho Hà Nội - Ảnh minh họa

Nhiều ý kiến cho rằng, quá trình sửa đổi Luật, cần có cơ chế đặc thù, vượt trội cho Hà Nội - Ảnh minh họa

“Nếu chỉ quy định cho phạt gấp 2 lần so với các tỉnh, thành khác thì người ta thấy vẫn rất có lợi nên sẵn sàng vi phạm”, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội bày tỏ.

Do vậy, ông Nghị đề nghị, có thể cho phép Hà Nội quy định mức phạt, thông qua tại HĐND Thành phố với mức phạt có thể gấp nhiều lần mức của các địa phương khác, thậm chí là 50 lần. Bởi, chỉ có phạt nặng mới để ít phải phạt, để người sau không dám vi phạm.

Đồng thời, ông mong các cơ quan lập pháp như: Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp,… ủng hộ Hà Nội theo hướng đó.

Ở một góc độ khác, trước những tồn tại trong công tác phòng cháy chữa cháy, và đặc biệt trước vụ việc thương tâm vừa xảy ra tại phố Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội, góp ý cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây (cũ) - Vương Văn Biện đề nghị, Thành phố phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề trật tự, phòng cháy chữa cháy và cần cụ thể hóa nội dung này vào trong Dự thảo Luật (sửa đổi).

Theo nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây (cũ), chúng ta không chặt chẽ nên mới xảy ra nhiều vụ cháy như vừa rồi, chỉ một tuần thôi mà xảy ra tới 3 đám cháy chung cư. Vừa qua, cả Trung ương, Thành ủy và UBND Thành phố phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

“Hà Nội hiện nay có những khu chung cư xe cứu hỏa không thể vào được, nên dễ dẫn đến thảm họa khi có hỏa hoạn vì lực lượng cứu hỏa không có lối vào”, ông Biện dẫn chứng.

Từ đó, ông Biện kiến nghị lãnh đạo Thành phố phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, đồng thời nhấn mạnh, nếu những năm trước đây chúng ta quan tâm thì sự việc đã không xảy ra.

Còn theo nguyên Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - Nguyễn Thế Thảo, để các quy định tại Dự thảo Luật (sửa đổi) vượt trội, phải thống nhất quan điểm: quyền hạn phải đi liền với trách nhiệm, chứ không phải đặc quyền, đặc lợi; đi liền với quyền hạn vượt trội, Thủ đô phải gương mẫu, đi đầu trên mọi mặt, mọi lĩnh vực.

“Từ thống nhất quan điểm như thế mới có thể mạnh dạn giao quyền hạn vượt trội cho Hà Nội”, nguyên Chủ tịch UBND TP. Hà Nội bày tỏ.

Đồng thời, về phân quyền cho Hà Nội, ông Thảo đề nghị, cơ quan soạn thảo tính toán, xem xét kỹ với từng đề xuất, căn cứ vào năng lực, khả năng thực hiện, các hệ quả liên quan.

Được biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong các Dự thảo Luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong chương trình đợt 2 của phiên họp thứ 26.

Dự thảo Luật (sửa đổi) gồm 7 Chương, 59 Điều (tăng 3 Chương, 32 Điều so với Luật Thủ đô 2012). Các quy định được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô đối với hoạt động quản lý điều hành các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đặc biệt, bổ sung nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô nhằm giúp cho Luật giữ được hiệu lực áp dụng trong trường hợp các Luật, Nghị quyết của Quốc hội ban hành sau có quy định khác với Luật này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Thủ đô: Cần cơ chế đặc thù, vượt trội cho Hà Nội tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714587228 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714587228 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10