Sức ép xử lý nợ xấu đang ngày càng căng thêm

Diendandoanhnghiep.vn Xử lý nợ xấu sẽ là thách thức lớn với ngành ngân hàng, đặt trong bối cảnh môi trường kinh doanh và giao dịch tài sản không hoàn toàn thuận lợi.

>> Cảnh báo nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng

Tháng 10/2022, báo cáo của NHNN cho thấy nợ xấu của hệ thống ngân hàng từ khoảng 1,4% vào cuối tháng 3, đã tăng lên 1,92%.

 Nợ xấu của một số ngân hàng có xu hướng gia tăng. (Nguồn: Báo cáo tài chính các NH quý IV/2022.

Nợ xấu của một số ngân hàng có xu hướng gia tăng. (Nguồn: Báo cáo tài chính các NH quý IV/2022.

Nợ xấu không dễ đẹp

Con số nợ xấu 1,92% này dường như “đứng lại” trong một số báo cáo của các cơ quan quản lý sau đó, tại thời điểm cuối năm 2022. Có nghĩa, nợ xấu không tăng lên nữa sau tháng 10, thời điểm mà thị trường tín dụng được mở rộng nhất trong năm với các đợt nới room tín dụng, trong khi thị trường vốn tắc nghẽn vì vụ việc Vạn Thịnh Phát (?)

Một chuyên gia giả định nếu nợ xấu mới chưa phát sinh trong giai đoạn những tháng cuối năm 2022, thì với chi phí lãi vay tăng cao từ quý IV/2022, nợ xấu mới phát sinh theo các khoản vay mới lẫn nợ cũ nhảy nhóm thành nợ xấu, sẽ tăng lên trong bảng cân đối tài sản của các ngân hàng vào các quý của năm nay (2023).

Theo đó, các chuyên gia dự báo, năm 2023, nợ xấu nội bảng ở mức trên 2%, nợ xấu gộp khoảng 4%. 

Tuy nhiên, phải nói rằng nợ xấu gộp của hệ thống 2023 khoảng 4%, thì đó vẫn là con số dự báo “đẹp” so với nợ xấu gộp mức cao của hệ thống hiện tại (ước 4,99%). Một loạt các ngân hàng có nợ xấu tăng cao tại cuối năm và vọt lên trên mức 1%, như NCB, Bảo Việt Bank, VPBank, VietBank, hay có những ngân hàng tăng trưởng nợ xấu cao như Techcombank hoặc kể cả những ngân hàng nợ xấu dưới 1% nhưng tổng số dư nợ xấu lớn như BIDV, VietinBank… đều đang khiến bức tranh nợ xấu có thể phức tạp hơn vào năm nay.  Áp lực về nợ xấu sẽ không còn là cảnh báo mà đang tạo sức ép dần lên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

>> Điểm tựa nào thúc đẩy giải phóng nợ xấu cho ngân hàng?

Quyết liệt hay chờ thời?

Một trong những thách thức của việc xử lý nợ xấu năm 2023 nằm ở chính môi trường lãi suất cao, chính sách tiền tệ thận trọng có thể khiến nhu cầu đầu tư thu hẹp và các giao dịch tài sản trở nên khó khăn hơn. Trong đó, ngoài khả năng khó có sự sôi động và người khôn của khó trên thị trường mua bán xử lý nợ, câu chuyện mắc kẹt của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cũng tạo áp lực thanh khoản, tác động ngược đến xử lý nợ xấu.

VietBank đặt mục tiêu đưa nợ xấu xuống 2,5% nhưng tại cuối 2022, tỷ lệ nợ xấu là 3,65% , nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao và cùng với đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh.

VietBank đặt mục tiêu đưa nợ xấu xuống 2,5% nhưng tại cuối 2022, tỷ lệ nợ xấu là 3,65%, nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao và cùng với đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh. Ảnh: Giao dịch tại VietBank

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Phân tích của VNDirect cho rằng, thị trường TPDN chưa có dấu hiệu cải thiện sẽ hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn để tái cơ cấu các khoản vay của doanh nghiệp.

“Nợ xấu sẽ gia tăng nửa đầu năm nay và tình hình chỉ được cải thiện dần từ nửa cuối năm khi lãi suất hạ nhiệt và các biện pháp tạo dựng niềm tin cho thị trường TPDN phát huy tác dụng (trong trường hợp có các biện pháp đủ mạnh)”, bà Hiền nhấn mạnh.

Trong khi đó, lãnh đạo của một số ngân hàng đã sẵn sàng chủ động kiểm soát rủi ro, ngay từ 2022. Ông Nguyễn Hưng, TGĐ TPBank dự báo nửa đầu năm 2023 sẽ có những khó khăn, trong đó thị trường bất động sản và các ngành liên quan đình đốn sẽ khiến nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên TPBank dựa trên nền tảng quản trị rủi ro chặt chẽ, nợ xấu trong tầm kiểm soát để có hướng đi vững chắc.

Ông Nguyễn Đình Tùng, TGĐ OCB thì khẳng định đặt hệ thống quản trị rủi ro lên hàng đầu, luôn làm đúng và chính xác giúp OCB nâng cao khả năng chống chịu và ứng phó với mọi tình huống.

Trước đó, ông Tùng cũng cho biết việc các ngân hàng kinh doanh có lãi tích cực trong các năm gần đây, là một trong những cơ sở để các ngân hàng có “của để dành” nhằm xử lý khi khó khăn một cách hiệu quả. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sức ép xử lý nợ xấu đang ngày càng căng thêm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714240866 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714240866 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10