Cần chấp nhận nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp như một phần… “cuộc chơi”

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã được gạn lọc bởi hành lang pháp lý mới, thế nhưng, theo chuyên gia, khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp trong tương lai phải chấp nhận tỷ lệ nợ xấu nhất định...

>> Khơi thông kênh vốn trái phiếu doanh nghiệp: Minh bạch thị trường

Theo đó, kể từ khi xảy ra sự cố Tân Hoàng Minh, nhóm nhà đầu tư mua trái phiếu của tập đoàn này vẫn ròng rã gửi đơn kêu cứu khắp nơi, dù Bộ Tài chính, Bộ Công an đã có thông tin trả lời. Sau khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành, những trường hợp như Tân Hoàng Minh được cho sẽ có sự gạn lọc một cách kỹ càng, tuy nhiên, vẫn không thể không loại trừ một số trường hợp tương tự có thể xảy ra.

Các chuyên gia cho rằng, nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp (vỡ nợ trái phiếu) có thể xảy ra ở tất cả các thị trường và nhà đầu tư phải học cách chấp nhận đối mặt khi lựa chọn kênh đầu tư này.

Các chuyên gia cho rằng, nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp (vỡ nợ trái phiếu) xảy ra ở tất cả các thị trường và nhà đầu tư phải học cách chấp nhận - Ảnh minh họa: Internet

Nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp có thể xảy ra ở tất cả các thị trường và nhà đầu tư phải học cách chấp nhận - Ảnh minh họa: Internet

Thực tế, theo số liệu báo cáo từ Bộ Tài chính gửi Chính phủ cho thấy, năm 2022, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn khoảng 144.500 tỷ đồng, con số này của năm 2023 và năm 2024 lần lượt ở mức 271.400 tỷ đồng và 329.500 tỷ đồng, như vậy, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trả nợ trong vòng 3 năm tiếp theo lên tới 745.400 tỷ đồng. Đây được cho là một áp lực lớn đối với doanh nghiệp phát hành.

Chưa kể, dù một số lượng lớn trái phiếu đã và đang được doanh nghiệp mua lại trước hạn, song trên thị trường cũng xuất hiện những vụ việc mà trái phiếu đến hạn nhưng chậm thanh toán gốc lãi khiến nhà đầu tư không khỏi quan ngại về nguy cơ vỡ nợ trái phiếu.

Thông tin với báo chí về thực tế đã nêu, ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch HĐQT Fiin Group cho rằng, 95% lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trên thị trường là riêng lẻ, đây là điểm không hay, nhưng lại khá may thời gian qua.

Phát hành trái phiếu riêng lẻ chiếm phần lớn, đồng nghĩa là nhiều định chế tài chính đứng sau. Chính vì vậy, thời gian qua, khi thị trường có vấn đề, các định chế tài chính này đã đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp phát hành, dàn xếp, giúp đỡ doanh nghiệp phát hành giãn nợ, tái cấu trúc, điều này đã làm áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tự nguyện mua lại hoặc các công ty chứng khoán mua lại cũng làm giảm áp lực đáo hạn trái phiếu.

>>Bộ Tài chính công bố Nghị định 65/2022 về trái phiếu doanh nghiệp

Theo chuyên gia, hầu hết các quốc gia có thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển đều chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu nhất định - Ảnh minh họa: Internet

Theo chuyên gia, hầu hết các quốc gia có thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển đều chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu nhất định - Ảnh minh họa: Internet

“Mặc dù vậy, xét về nguyên tắc, với ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng khoảng 1,5%. Vì vậy, với trái phiếu doanh nghiệp, cần phải chấp nhận thực tế là phải có nợ xấu như tín dụng ngân hàng (hay còn gọi là vỡ nợ). Hiện dư nợ trái phiếu doanh nghiệp khoảng 1,5 - 1,6 triệu tỷ đồng, nếu có khoảng 1 - 3% doanh nghiệp phát hành chậm trả lãi, gốc, tức là nợ xấu khoảng 30.000 - 50.000 tỷ đồng là bình thường”, ông Thuân chia sẻ.

Theo ông Thuân, hầu hết các quốc gia có thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển đều chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu nhất định. Với Việt Nam, các cơ quan quản lý và nhà đầu tư nên bình tĩnh khi tiếp nhận những thông tin này. Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao hơn ngân hàng vì chuẩn thấp hơn ngân hàng và nếu có chậm trả gốc, trả lãi trái phiếu, thì cũng nên coi là điều bình thường, Thái Lan hay Malaysia cũng như vậy.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng cho rằng, nhìn rộng hơn, tức ở luật phá sản doanh nghiệp, nhiều khi người ta cứ nghĩ phá sản là vi phạm pháp luật, nhưng thực tế không phải. Nhiều chủ doanh nghiệp làm việc rất tâm huyết và tuân thủ hoàn toàn các quy định pháp luật, nhưng vẫn có thể gặp rủi ro bất khả kháng như yếu tố thị trường, tự nhiên, dẫn tới doanh nghiệp đó vẫn phá sản, và việc phá sản này nằm ngoài ý kiến chủ quan của họ.

“Không phải doanh nghiệp nào phá sản cũng là xấu, lừa đảo kiếm tiền. Điều này có thể làm cho các nhà đầu tư hiểu lầm. Vì vậy, cần truyền thông, đặc biệt truyền thông cho nhà đầu tư cá nhân, để họ ý thức được. Đừng thấy nợ xấu cao mà sợ. Bởi vì họ cho vay lãi suất cao và việc đó bù được các khoản nợ xấu. Nhiều ông tỷ lệ nợ xấu cao, nhưng kết quả hoạt động lại rất tốt, tỷ lệ lợi nhuận/ vốn cao hơn rất nhiều”, ông Đỗ Ngọc Quỳnh bày tỏ.

Còn theo TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, để rộng đường cho doanh nghiệp phát hành, cũng như nhà đầu tư có nhiều lựa chọn khi mua trái phiếu doanh nghiệp, hạn chế được nợ xấu, cần phải sớm quy chuẩn việc xếp hạng tín nhiệm. Công tác xếp hạng hệ thống ngân hàng đã làm từ lâu và làm hàng ngày, trong khi đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đây vẫn là vấn đề đang bàn.

“Bây giờ chúng ta cứ lo có làm được không, chuẩn không - theo tôi không nên cầu toàn, đừng nghĩ rằng chúng ta không làm được. Cứ hàng năm chúng ta lại cập nhật, chuẩn hóa quy trình tiêu chí, đánh giá lại triển vọng của doanh nghiệp. Hy vọng rằng 3-5 năm sau, chúng ta có thể vững tin đến thời điểm đó có thị trường thứ cấp nữa thì thị trường vốn của chúng ta bay bằng 2 cánh, bây giờ mới có một cánh. Nếu được như vậy chúng tôi đánh giá thị trường vốn trung dài hạn của Việt Nam triển vọng nhất trong 10 năm lại đây”, TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay.

Và trước thực tế đã nêu, các chuyên gia khuyến nghị, trái phiếu doanh nghiệp là kênh đầu tư hấp dẫn, song cũng tỷ lệ thuận với rủi ro. Chính vì vậy, nhà đầu tư nên cân nhắc đầu tư qua các quỹ, nếu nhà đầu tư cá nhân rót vài tỷ đồng vào một mã trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành phá sản, thì nhà đầu tư tán gia bại sản. Tuy nhiên, nếu đầu tư qua quỹ - quỹ đó có danh mục 50 mã trái phiếu mà 5 mã phá sản - thì họ vẫn có thể có lãi, nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trái phiếu vì vậy rủi ro thấp hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần chấp nhận nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp như một phần… “cuộc chơi” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714089424 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714089424 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10