Trong báo cáo gửi đến UBTV Quốc hội, Chính phủ nêu rõ quan điểm nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
Đặc biệt, Chính phủ vẫn khẳng định điều kiện tiên quyết để phát triển phải là “cải cách thể chế”. Nhưng để có đột phá trong lĩnh vực này, cần đột phá từ quy trình làm luật, đây là sự thay đổi từ gốc.
Thay đổi này, theo ông Nguyễn Đình Cung - nguyên Viên trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tức là thay vì đặt nặng vai trò của bộ, ngành (hiện tại các dự án luật đều được Chính phủ giao các bộ trưởng, trưởng ngành làm trưởng ban soạn thảo - PV), thì phải nâng vai trò lập pháp của Quốc hội lên tầm cao mới.
Bộ máy để làm luật phải nằm trong các cơ quan của Quốc hội, phải có cơ chế huy động đội ngũ chuyên gia và nhà khoa học để làm luật, chứ không phải tận dụng đội ngũ quản lý nhà nước như hiện nay. Từ góc nhìn của một đại biểu Quốc hội chuyên trách, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Đỗ Văn Sinh cho rằng, thay đổi cơ quan soạn thảo luật chỉ là một phần của câu chuyện cải cách.
Ông Sinh phân tích, nếu luật ban hành rồi mà nghị định, thông tư vẫn chậm và chất lượng vẫn hạn chế như hiện nay, thì kéo theo rất nhiều hệ luỵ, đó là tạo ra khoảng trống pháp lý dẫn đến tổ chức thực hiện rất khó khăn. Hệ luỵ tiếp theo là gây lãng phí nguồn lực xã hội rất lớn, thậm chí đình trệ cả sản xuất, tệ hại hơn là làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, từ đó làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào hệ thống pháp luật.
Kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách, trong đó có cú sốc Covid-19, nhưng từ điểm “tạm dừng” của kinh tế thế giới và khu vực, Việt Nam có thể đứng ở vạch xuất phát mới để rút ngắn khoảng cách với nhiều nền kinh tế khác. Chặng đường này hanh thông hay khúc khuỷu, tuỳ thuộc vào việc Việt Nam sẽ tận dụng cú sốc COVID -19 như thế nào để phục hồi và tăng tốc.
Có thể bạn quan tâm
Tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế: Nguồn lực và động lực đổi mới
07:00, 17/10/2020
Những ưu tiên trong quản lý nền kinh tế số
05:00, 14/10/2020
Những ưu tiên trong nền kinh tế số
20:41, 13/10/2020
Nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng tính bổ trợ lẫn nhau
09:16, 09/10/2020
Động lực lớn nhất giúp nền kinh tế sớm phục hồi
04:30, 02/10/2020