Cuộc khủng hoảng COVID-19 thúc đẩy số hóa diễn ra trên khắp thế giới nhanh hơn. Những Chính phủ chuyển dịch nhanh chóng sẽ đi trước những chính phủ còn chần chừ.
Khi khủng hoảng kinh tế quét sạch các doanh nghiệp yếu kém, thị trường sẽ có những khoảng trống. Khoảng trống ấy càng bị nới rộng thêm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đó cũng là lúc thị trường cần được tái lập và lấp đầy những khoảng trống.
Uber và các doanh nghiệp tương tự, bị Châu Âu xem là taxi. Nó là cuộc gằng xé bởi các hiệp hội taxi vốn dĩ rất quyền lực. Trong khi tại Việt Nam, Grab ngoài việc giải quyết công ăn việc làm, nó còn góp phần thúc đẩy những thị trường lân cận khác như thanh toán số, ẩm thực, giao nhận, thương mại điện tử… Nói như thế để thấy, đối diện với cái mới, mỗi quốc gia, trong những hoàn cảnh, điều kiện và mục tiêu khác nhau, cách phản ứng sẽ khác nhau. Sự khôn khéo về mặt kĩ trị, sẽ là động lực cho sự phát triển.
Và như trên đã đề cập, cách mạng công nghệ, một mặt tạo ra những mô hình kinh doanh mới, thì mặt trái của nó làm đe doạ đến vị thế của các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống. Chính vì lẽ đó, việc hoạch định chính sách trong bối cảnh của cách mạng công nghệ, nhà quản lý phải đứng trước sức ép của các nhóm lợi ích.
Cho nên, yếu tố đầu tiên bảo đảm cho sự thành công của một nhà nước kiến tạo là xác định mục tiêu của chính sách cạnh tranh của Việt Nam là gì? Việc xác định các mục tiêu này, nó sẽ giúp ích trong việc xác định chính sách ngành và những ưu tiên về nguồn lực phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế số tuần qua: Facebook - Kẻ độc tài ngôn luận?
13:19, 17/10/2020
Những ưu tiên trong quản lý nền kinh tế số
05:00, 14/10/2020
“Chất xúc tác” kinh tế số
04:00, 10/10/2020
Kinh tế số tuần qua: Tesla liệu có cần PR?
13:19, 09/10/2020
Động lực lớn nhất giúp nền kinh tế sớm phục hồi
04:30, 02/10/2020
Dòng kinh tế số: “Trận chiến trên mây” của Snowflake
13:19, 16/09/2020