Tây An muốn trở thành 'thung lũng Silicon mới'

Theo Vnexpress 06/04/2021 04:56

Tây An có nhiều trung tâm nghiên cứu và sản xuất bán dẫn, hàng không và công nghiệp cao, nhưng cơ chế và chính quyền địa phương vẫn là rào cản.

Tây An cách Thâm Quyến khoảng 1.700 km về phía bắc và là thành phố phát triển nhanh nhất Trung Quốc năm 2020. Cả Samsung và Micron đều có những dự án quan trọng tại đây.

Một phần chipset Kunpeng 920 trưng bày ở tổng hành dinh Huawei tại Thâm Quyến. Ảnh: Reuters.

Một phần chipset Kunpeng 920 trưng bày ở tổng hành dinh Huawei tại Thâm Quyến. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch thành phố Tây An, Li Mingyuan, hồi tháng trước khẳng định tiến bộ công nghệ là ưu tiên hàng đầu trong những dự án phát triển chất lượng cao theo kế hoạch 5 năm của Trung Quốc. Ông đặt mục tiêu xuất xưởng sản phẩm công nghệ cao với tổng giá trị 153,85 tỷ USD trước năm 2025 và hỗ trợ hơn 10.000 doanh nghiệp công nghệ, với tổng mức GDP khoảng 210 tỷ USD.

"Khác biệt lớn nhất giữa hai thành phố là doanh nghiệp tư nhân chiếm vai trò quan trọng ở Thâm Quyến, trong khi Tây An cần giảm bớt vai trò và sự hiện diện của chính quyền địa phương", Qu Jian, Phó giám đốc Viện Phát triển Trung Quốc có trụ sở ở Thâm Quyến, cho hay.

Qu cho rằng thị trường cần đóng vai trò lớn hơn nếu Tây An muốn lặp lại thành công của Thâm Quyến. "Tiến bộ công nghệ cũng gặp rất nhiều khó khăn nếu quốc gia phải tự phát triển, điều này sẽ hiệu quả hơn nếu có hợp tác quốc tế", ông nói.

Khoảng một phần ba trong số 40 công ty niêm yết tại Tây An là tư nhân, trong khi con số này là hai phần ba trong hơn 300 doanh nghiệp tại Thâm Quyến.

Chủ tịch Li cũng chỉ ra những đóng góp từ doanh nghiệp tư nhân nội địa và nước ngoài khi mô tả nỗ lực thúc đẩy tiến bộ công nghệ ở Tây An. Ông nhấn mạnh công ty điện Mặt Trời Longi Green Energy Technology năm ngoái đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất được niêm yết trên thị trường chứng khoán phía tây Trung Quốc, khẳng định đây là nhà sản xuất đế silicon đơn tinh thể lớn nhất thế giới.

Li thêm rằng Micron đã đầu tư một tỷ USD cho nhà máy ở Tây An, chiếm 90% tổng sản lượng toàn cầu của công ty này. Micron chưa bình luận về thông tin trên.

Công nhân làm việc trong nhà máy Longi Green Energy Technology. Ảnh: Reuters.

Công nhân làm việc trong nhà máy Longi Green Energy Technology. Ảnh: Reuters.

Dù vậy, nếu nhìn tổng thể vào lịch sử phát triển của Trung Quốc, nhiều nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa do Bắc Kinh tiến hành đều không mang lại kết quả, các nhà phân tích của công ty tư vấn McKinsey cho hay.

"Tây An là cố đô của Trung Quốc, khiến nó đối mặt với nhiều giới hạn trong phát triển đô thị vì vướng mắc với những công trình và hiện vật lịch sử. Vùng đô thị Thành Đô - Trùng Khánh ở Tây Nam Trung Quốc có nhiều cơ hội trở thành trung tâm phát triển công nghệ hơn", Perry Wong, Giám đốc nghiên cứu ở Viện Milken, nêu quan điểm.

Wong chỉ ra rằng Thâm Quyến có nhiều tự do trong xây dựng chính sách, điều mà những thành phố khác ở Trung Quốc không làm được. "Tây An sẽ phải suy nghĩ sáng tạo nếu muốn lặp lại tốc độ phát triển đó. Không thể sao chép y nguyên Thâm Quyến", ông nói.

Một lợi thế của Thâm Quyến là nằm sát Hong Kong, đặc khu hành chính được hưởng nhiều tự do về chính sách và kinh tế hơn những thành phố của đại lục. Những doanh nghiệp Hong Kong sẽ phải phối hợp chặt chẽ hơn với đại lục trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường kiểm soát tình hình tại đặc khu.

"Các công ty Hong Kong có thể chia sẻ kinh nghiệm và nhân lực để đóng góp vào phát triển Trung Quốc, trong đó có tài chính và học thuật", Tu Haiming, đại diện Hong Kong tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cho hay.

Nhân tài Trung Quốc không phải tìm đến những nơi xa xôi như Tây An để phát triển trong ngành công nghệ. Tập đoàn bán dẫn SMIC tháng trước thông báo đang xây dựng nhà máy mới trị giá 2,35 tỷ USD ở Thâm Quyến.

https://vnexpress.net/tay-an-muon-tro-thanh-thung-lung-silicon-moi-4257835.html

Nguồn CNBC

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tây An muốn trở thành 'thung lũng Silicon mới'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO