Ông Gim Seong-gon hiện là một trong những người giàu nhất Hàn Quốc. 51% cổ phần của công ty mà ông sở hữu cùng gia đình được định giá 1,4 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
>>>Bến đỗ mới của cha đẻ "phần mềm quốc dân" Unikey
Với tầm nhìn về sự phát triển của năng lượng sạch, trong đó có điện gió, ông Gim Seong-gon đã trở thành ông chủ của công ty sản xuất tháp gió lớn nhất thế giới.
Cuối những năm 1980, doanh nhân Gim Seong-gon điều hành một doanh nghiệp sản xuất thép thì bị mê hoặc bởi năng lượng gió. Nhìn thấy tiềm năng phát triển, Gim đã quyết định đầu tư vào sản xuất các tháp điện bằng gió (gọi tắt là tháp gió). Sản phẩm tháp gió này được sử dụng trong các nhà máy sản xuất phong điện, tạo ra năng lượng sạch.
Hiện CS Wind Corp là nhà sản xuất tháp gió lớn nhất thế giới. Cổ phiếu CS Wind Corp đã tăng mạnh trong 4 năm qua. Tính riêng trong năm 2020, cổ phiếu của hãng năng lượng này đã tăng 5 lần. Doanh nhân Gim, 67 tuổi, hiện là một trong những người giàu nhất Hàn Quốc. 51% cổ phần mà ông sở hữu cùng gia đình tại CS Wind Corp có giá trị khoảng 1,4 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
"Gim đã nhanh chóng xác định tiềm năng tăng trưởng của ngành năng lượng này trên toàn cầu", Han Byung-hwa, nhà phân tích tại Eugene Investment & Securities Co. có trụ sở tại Seoul, nhận định. "Ngành công nghiệp này đã tăng trưởng nhanh hơn các ngành kinh doanh truyền thống khác".
Hiện là một tỷ phú nổi tiếng trong ngành năng lượng xanh nhưng ông Gim có xuất thân khiêm tốn. Ông sinh ra trong gia đình thuần nông, bố mẹ quanh năm chân lấm tay bùn. Để có tiền trang trải chi phí đại học, ông phải làm việc tại bưu điện, dạy kèm và nhiều công việc khác.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Chung-Ang ở Seoul, ông Gim làm việc tại một công ty phát triển bất động sản và chuyển đến Saudi Arabia để kiếm nhiều tiền hơn. Đó cũng là nơi ông thành lập công ty đầu tiên của mình, trước khi trở về Hàn Quốc để bắt đầu kinh doanh sản xuất kết cấu thép bao gồm ống khói cho các nhà máy nhiệt điện vào năm 1989.
"Cuộc sống hồi đó rất khó khăn", ông Gim nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 với một tờ báo địa phương. Hoàn cảnh khó khăn cũng khiến ông trở nên kiên cường và luôn sẵn sàng đối mặt những thử thách mới. "Nhìn lại, đó là khoảng thời gian đã đem đến cho tôi sự kiên cường và niềm tin".
"Điều hành một doanh nghiệp là liên tục tìm ra những mục tiêu, thách thức mới. Khi đạt được một mục tiêu, bạn cần phải tiếp tục một mục tiêu mới. Đó là cách tôi quản lý doanh nghiệp", ông Gim chia sẻ thêm cách ông vận hành công ty.
Ngoài tham vọng của ông Gim, điều khiến CS Wind Corp phát triển mạnh chính là xu hướng chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh trên toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất của BloombergNEF, các khoản đầu tư vào dự án và công nghệ năng lượng xanh đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua lên 501,3 tỷ USD vào năm ngoái và gần 2/3 trong số đó đến từ năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và gió).
Năm 2003, ông Gim Seong-gon thành lập nhà máy tháp gió đầu tiên của CS Wind tại Việt Nam để tận dụng chi phí lao động thấp. 5 năm sau, CS Wind Corp nhận được khoản đầu tư 47,2 tỷ won (43 triệu USD) từ Goldman Sachs, giúp công ty mở rộng ra 7 quốc gia.
CS Wind hiện vận hành các nhà máy tại nhiều quốc gia, bao gồm Malaysia, Trung Quốc và Anh. Đồng thời, doanh nghiệp này chuyên bán các tháp gió cho các công ty như Siemens Gamesa Renewable Energy SA, General Electric Co. và Vestas Wind Systems A/S. CS Wind có kế hoạch xây dựng các nhà máy ở Mỹ, nơi Tổng thống mới đắc cử Joe Biden cam kết ưu tiên các nhà cung cấp có trụ sở tại quốc gia này.
“Vận hành một doanh nghiệp là liên tục tìm ra những mục tiêu mới để chinh phục”, Gim nói trong một buổi phỏng vấn với tạp chí doanh nghiệp vào năm 2014. “Khi đạt được một mục tiêu, bạn cần phải tiếp tục tiến đến một mục tiêu mới. Đó là cách tôi quản lý việc kinh doanh”.
Việc chuyển đổi sang năng lượng xanh đã giúp nâng giá trị tài sản của các công ty sản xuất xe điện, pin đến tấm pin năng lượng mặt trời.
Theo báo của BloombergNEF tháng này, các khoản đầu tư vào những dự án và công nghệ năng lượng các-bon thấp đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua lên đến 501,3 tỷ USD và gần 2/3 trong số đó đến từ năng lượng tái tạo – chủ yếu là năng lượng mặt trời và gió.
Theo phân tích của BNEF, các chính phủ trên thế giới đang thúc đẩy hướng đi xanh, năng lượng gió và mặt trời dự kiến sẽ đáp ứng 56% nhu cầu điện của thế giới vào năm 2050. Tại Mỹ, Biden muốn xây dựng mạng lưới điện quốc gia không các-bon vào năm 2035. Trung Quốc dự kiến tiến đến trung hòa các-bon vào năm 2060. Liên minh châu Âu đồng ý cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.
Theo phát ngôn viên của Goldman Sachs, chính các hoạt động của CS Wind tại nước ngoài đã thu hút ngân hàng này đầu tư vào năm 2008. Goldman Sachs, hiện đã rút phần lớn khỏi vụ đầu tư, cho biết họ là một trong những nhà ửng hộ lớn nhất cho mảng năng lượng tái tạo tại khu vực.
“Chúng tôi có thể kết hợp niềm đam mê và hai thập kỷ chuyên môn trong ngành của Chủ tịch Gim với kinh nghiệm và mạng lưới toàn cầu của chúng tôi trong ngành công nghiệp năng lượng sạch và thay thế”, Stephanie Hui, đồng giám đốc bộ phận ngân hàng thương mại của Goldman Sachs tại châu Á, cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc đua làm cách mạng nông nghiệp của em trai tỷ phú Elon Musk
01:04, 26/01/2022
Đồng sáng lập Homebase: Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ bỏ cuộc
15:57, 25/01/2022
Bầu Đức: "Tôi sẽ trả hết nợ"
00:36, 25/01/2022
Nữ tỷ phú tự thân Judy Faulkner: Tôi không bao giờ lợi dụng COVID để kiếm tiền
00:40, 24/01/2022