“Thành công của sandbox phụ thuộc vào tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước”

Diendandoanhnghiep.vn Đây là nhấn mạnh của TS Nguyễn Đình Cung khi nói về không gian thử nghiệm pháp lý sandbox của Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

>> Sandbox mở cửa cho các P2P lending

Báo cáo "Dòng chảy Pháp luật Kinh doanh 2021" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa công bố đã cho thấy nhiều vướng mắc về không gian thử nghiệm pháp lý sandbox đã được đơn vị này nêu lên, trong đó đáng nói là loại văn bản pháp luật ban hành sandbox.

Theo VCCI, hiện chưa có một chuẩn chung, một “mô típ” cụ thể cho việc ban hành khung khổ thử nghiệm pháp lý. Việc ban hành sandbox đang phụ thuộc vào trường hợp, cách tiếp cận và quan điểm của từng cơ quan soạn thảo.

Sandbox cho Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là điều nhiều doanh nghiệp mong mỏi những năm qua.

Sandbox cho Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là điều nhiều doanh nghiệp mong mỏi những năm qua.

Một số dự luật không hề đề cập hoặc dự liệu việc thiết lập sandbox như dự thảo Luật Giao thông đường bộ không có quy định liên quan đến cơ chế thử nghiệm xe không người lái, hay đề xuất xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng không đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nhà ở, bất động sản (protech) và cơ chế, chính sách cho hoạt động này.

Trong khi đó, một số dự luật khác đã bước đầu tiếp cận khi quy định cho phép xây dựng cơ chế sandbox như đề xuất xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Bình luận vấn đề này, TS Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng nếu đặt ra 1 luật mới để thực hiện cơ chế thử nghiệm thì không còn là sandbox. Theo ông, sandbox là không gian được tạo ra để doanh nghiệp tự do làm và thí điểm, cơ quan quản lý đứng ngoài theo dõi, đánh giá và trên cơ sở đó ban hành quy định điều chỉnh.

Việc ban hành nhiều quy định trước khi thực hiện cơ thế thử nghiệm đã dẫn đến kết quả là nhiều năm qua Việt Nam vẫn chưa có sandbox.

“Tôi cho rằng, cơ hội thành công của cơ chế sandbox ở Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không có sự thay đổi thực sự, thì cơ chế thử nghiệm sẽ không tạo nên động lực mới cho nền kinh tế, không khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo thực sự”, ông Cung nhấn mạnh.

Sandbox (khung pháp lý thử nghiệm) là vấn đề nóng đối với cộng đồng Fintech, bởi khi chưa có sandbox, nhiều doanh nghiệp hoạt động như P2P lending luôn trong trạng thái thấp thỏm.

Sandbox (khung pháp lý thử nghiệm) là vấn đề nóng đối với cộng đồng Fintech, bởi khi chưa có sandbox, nhiều doanh nghiệp hoạt động như P2P lending luôn trong trạng thái thấp thỏm.

Trên thực tế, sandbox có thể là khái niệm mới, nhưng nếu nhìn vào các chính sách thí điểm của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, như thí điểm với taxi công nghệ, dường như vẫn có sự ngần ngại nào đó trong việc chấp nhận sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới. 

>> Sandbox cho đổi mới sáng tạo

>>Xây dựng Nghị định sandbox “cởi trói” cho Fintech ra sao?

Tiếp tục bình luận thực tế này, ông Cung cho rằng vấn đề ở đây là tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu các cơ quan quản lý nhà nước vẫn tư duy theo hướng phải kiểm soát, mục tiêu là doanh nghiệp làm gì, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải biết, thì cách thức quản lý nhà nước sẽ dày đặc các điều kiện kinh doanh, hệ thống thanh tra, kiểm tra.

“Trong khi đó, các mô hình kinh doanh mới không có tiền lệ, thậm chí vượt qua cả sự hình dung của chúng ta. Nếu vẫn áp tư duy quản lý nhà nước như hiện tại cho các mô hình này, thì không có dư địa cho cái mới, ý tưởng kinh doanh mới.

Đây là lý do cơ chế sandbox xuất hiện, giúp các nhà hoạch định chính sách cùng với các doanh nghiệp, các start-up thử nghiệm mô hình mới, tìm kiếm cách thức hoạt động, quản lý phù hợp theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, của người dân và Nhà nước”, ông Cung nói.

Điểm thú vị, theo ông Cung là nằm ở các nước cũng đang diễn ra tình trạng tương tự với các mô hình kinh doanh mới. Nghĩa là Việt Nam đang ở điểm xuất phát cùng với thế giới trong cơ hội tiếp cận các mô hình kinh doanh mới.

Nhưng, cũng chính lúc này, ông Cung cho rằng cơ hội sẽ đến với những nền kinh tế có thể chế sáng tạo, thể chế linh hoạt, thể chế khuyến khích và hậu thuẫn cho tư duy mới, cách làm mới.

“Thể chế này không phải là làm theo quy định. Không thể là Nhà nước biết đến đâu cho dân làm đến đó. Không thể là kiểm tra, kiểm soát để các doanh nghiệp chỉ được phép làm những gì pháp luật cho phép, mà mở ra một thể chế khuyến khích người dân, doanh nghiệp làm cách khác, làm ra sản phẩm khác, dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu của người dân và sự  phát triển của xã hội.

Với quan điểm này, công ty trong ngành bưu chính - viễn thông hoàn toàn có thể cung cấp các dịch vụ thanh toán mà lâu nay chỉ ngân hàng mới làm. Hay những doanh nghiệp, đơn vị không phải là ngân hàng nhưng sẽ đi huy động vốn. Nếu không tiếp cận như trên, thì các doanh nghiệp này sẽ vi phạm pháp luật, sẽ bị thổi còi”, ông Cung nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Thành công của sandbox phụ thuộc vào tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711715350 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711715350 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10