Thanh Hóa: Chuyển mình mạnh mẽ, kết quả ấn tượng trong chuyển đổi số

Diendandoanhnghiep.vn Thanh Hóa là địa phương được đánh giá cao có nhiều bước tiến chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, minh chứng bằng những con số kết quả ấn tượng từ chính quyền số, hạ tầng số, kinh tế số...

>>Chuyển đổi số, nhiệm vụ chiến lược đáp ứng yêu cầu phát triển địa phương

Nhóm địa phương cao về chuyển đổi số

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số của Thanh Hóa đã và đang dần đi vào thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, qua đó góp phần quan trọng vào cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số DTI năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố cuối tháng 7/2023, Thanh Hóa nằm trong nhóm cao về xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành về chuyển đổi số. Cụ thể, trong đó Thanh Hóa xếp thứ 16 về mức độ xây dựng chính quyền số, xếp thứ 14 về kinh tế số và thứ 13 cả nước về các hoạt động xã hội số. Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên ban hành Bộ tiêu chí chuyển đổi số cấp xã (tháng 5/2023); đến nay, có 94 xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện chuyển đổi số, dự kiến hoàn thành các tiêu chí trong năm 2023.

Minh chứng cụ thể từ ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử được đẩy mạnh. Đến nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện xử lý công việc trên môi trường điện tử; triển khai chữ ký số tới 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị sự nghiệp. Sử dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy, tạo môi trường làm việc hiện đại, công khai, tiết kiệm. Từ năm 2021 đến nay, có trên 11,07 triệu lượt văn bản điện tử trao đổi, xử lý trên hệ thống, tỷ lệ ký số cá nhân đạt trên 98%, ký số cơ quan đạt 96,6%. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan đảng, đoàn thể được quan tâm, kết nối liên thông với chính quyền, phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối các điểm cầu của tỉnh đến 100% đơn vị cấp huyện, cấp xã. Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, 48 trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước và 559 trang thông tin điện tử của UBND cấp xã hoạt động ổn định, cung cấp toàn diện thông tin kinh tế - xã hội, các chủ trương, chính sách mới và hỗ trợ các dịch công cho người dân.

ssv

Nhiều Chương trình, công tác hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh

Chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực được quan tâm. Cổng dịch vụ công của tỉnh và Hệ thống một cửa điện tử cấp huyện, xã có hơn 85.000 tài khoản đăng ký với hơn 27,6 triệu lượt truy cập. Cung cấp 890 dịch vụ công trực tuyến một phần và 872 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đồng thời tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia hơn 1.200 dịch vụ. Cùng từ đó, tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước hạn và đến hạn đạt trên 98%, góp phần cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Kinh tế số phát triển mạnh mẽ, đến nay 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã triển khai việc sử dụng và thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế; hỗ trợ trên 870.650 tài khoản thanh toán các dịch vụ thiết yếu không dùng tiền mặt, 100% các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, với 152 sản phẩm OCOP, hơn 11.361 sản phẩm đặc trưng các địa phương được đưa lên các sàn thương mại điện tử và trên 775 sản phẩm đưa lên Cổng kết nối cung cầu nông sản an toàn tỉnh Thanh Hóa; cung cấp gần 105.815 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm đặc trưng của các địa phương. Có khoảng 6.500 doanh nghiệp đã được tiếp cận, thông tin, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ của tỉnh về ph tư vấn chuyển đổi số và mua, thuê giải pháp công nghệ số; 850 doanh nghiệp được hỗ trợ các ứng dụng chuyển đổi số.

>>Thanh Hóa: Quyết tâm nâng cao chỉ số PCI

>>Thanh Hóa: Tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong chuyển đổi số

svsc

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp mong muốn được đầu tư hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp, chính quyền tỉnh Thanh Hóa chuyển đổi số

Xã hội số có chuyển biến mạnh mẽ, 100% nhà văn hoá, thôn khu phố, các điểm du lịch được lắp đặt Wifi miễn phí, cung cấp khả năng truy cập Internet cho người dân ở các khu dân cư. Các cơ sở giáo dục triển khai hiệu quả hình thức dạy học trực tuyến, đẩy mạnh sử dụng các bài giảng điện tử. 100% bệnh viện tuyến huyện kết nối hệ thống khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến Trung ương; đẩy mạnh thí điểm sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp thay thế thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh tại 678/678 cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh…

Ông Trịnh Hữu Vui, Chủ tịch UBND xã Hoằng Thái, cho biết: Xã đã lựa chọn thôn 2 để xây dựng thôn thông minh. Việc xây dựng thành công NTM kiểu mẫu và mô hình thôn thông minh ở thôn 2 sẽ là bước tiến mới quan trọng, đồng thời là tiền đề để xã Hoằng Thái tiếp tục xây dựng xã thông minh. Từ đó mang lại cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Chuyển đổi số tạo động lực phát triển toàn diện

Có được nhiều kết quả như vậy, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 tỉnh Thanh Hóa đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số. Hàng loạt các Nghị quyết, chính sách được quyết định. Đến nay, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là: Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 05/10/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… Hằng năm, 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đều ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện chuyển đổi số. Có 20/20 sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương thành lập Tổ giúp việc chuyển đổi số và 27/27 UBND cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số; toàn tỉnh thành lập 4.233 Tổ công nghệ số cộng đồng với 14.478 thành viên.

Thanh Hóa, đang nỗ lực phấn đấu vào top 10 các địa phương dẫn đầu về công tác chuyển đổi số vào những năm tiếp theo và về phát triển doanh nghiệp công nghệ số đến năm 2025 có ít nhất 100 doanh nghiệp số; đến năm 2030, có ít nhất 150 doanh nghiệp số. Tỉnh Thanh Hóa với điều hành chỉ đạo lộ trình rõ ràng, và nhiệm vụ thực tiễn để hiện thức hóa mục tiêu trên.

cccc

Giới thiệu, trình diễn hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ như của Viettel Thanh Hóa tại triển lãm

Đến nay dù gặt hái được nhiều thành tựu về công tác chuyển đổi số thế nhưng tỉnh Thanh Hóa cũng gặp không ít những khó khăn và rào cản. Như nhận thức, trách nhiệm của một số bộ phận cấp ủy, chính quyền, đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân về vị trí, vai trò và trong thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số còn hạn chế dẫn đến một số đơn vị còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện. Việc liên thông dữ liệu với các bộ, ngành Trung ương còn bất cập, chưa tích hợp được thông tin các loại giấy tờ cá nhân trong cơ sở dữ liệu để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính…nguồn nhân lực, vật lực còn mỏng và yếu.

Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chuyển đổi số là vấn đề mới, cơ chế chính sách ở những giai đoạn bước đầu, vừa làm vừa hoàn thiện và rút kinh nghiệm. Chính vì vậy, muốn đạt kết quả thì phải chuyển đổi số một cách toàn diện, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược cũng như cách làm thận trọng, khoa học có bài bản. Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một khâu đột phá quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao. Để làm được những điều trên và chuyển đổi số thành công, tỉnh Thanh Hóa xác định hạ tầng số luôn là khâu được quan tâm trước hết và trên hết. Chính vì vậy, thời gian qua, hạ tầng số từ hạ tầng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin đến nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu... đang được tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng, tăng khả trao đổi giữa các cơ quan chức năng. Vì vậy, Chuyển đổi số không chỉ là giải pháp thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà còn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài. Nền kinh tế số phát triển được phải bằng việc hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế thực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Chuyển mình mạnh mẽ, kết quả ấn tượng trong chuyển đổi số tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714225170 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714225170 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10