Đối diện với nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Thanh Hóa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm đạt 7%, cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ, đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố quy mô nền kinh tế lớn nhất cả nước.
>>Thúc đẩy tăng trưởng – Cần sớm đưa các chính sách hỗ trợ vào thực tiễn
6 tháng đầu năm 2023, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, song nhiều chỉ tiêu kinh tế trên địa bàn Thanh Hóa vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Trong đó, đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt 7%, cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ, cao thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô nền kinh tế lớn nhất cả nước. Các lĩnh vực sản xuất đều có bước phát triển.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,49%; hoạt động du lịch diễn ra sôi động, dịch vụ vận tải tăng mạnh so với cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước đạt 58% dự toán. Các chỉ số về cải cách hành chính của tỉnh: PAPI, PAR INDEX, SIPAS đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước.
Nổi bật là trong tốc độ trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 7,0%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7,49% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại nội địa tăng trưởng mạnh, doanh số bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ tăng 14,1% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch duy trì đà phục hồi mạnh mẽ, tổng lượng khách du lịch 6 tháng tăng 13% so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bambo Vina cho biết, hiện nay mặc dù doanh nghiệp rất khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới, các công ty sản xuất hàng xuất khẩu càng khó khăn hơn. Nhưng doanh nghiệp vẫn luôn cố gắng duy trì sản xuất, linh hoạt hơn trong tìm kiếm đối tác mới, khai thác các thị trường tiềm năng bằng cách mở rộng xúc tiến thương mại sang các thị trường khác, đẩy mạnh đưa hàng hóa lên kênh thương mại điện tử trong nước và quốc tế.
Đóng góp quan trọng vào tăng trưởng công nghiệp trong 6 tháng năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa trên địa bàn tỉnh đã có thêm một số cơ sở công nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giầy được đầu tư mới và đi vào hoạt động như: Nhà máy may Victory tại thị trấn Sao Vàng, mở rộng Nhà máy giầy ADIANA, huyện Thọ Xuân… Đến nay, hơn 200 nhà máy dệt may, da giầy trên địa bàn tỉnh dù đối diện với rất nhiều khó khăn về thị trường, đơn hàng vẫn duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động
Bà SunYi, Phó Giám đốc Công ty TNHH ADIANA Việt Nam cho biết: Tính đến nay, đơn hàng xuất khẩu của nhà máy đang ổn định, nhà máy cũng vừa mở rộng sản xuất tại huyện Thọ Xuân và luôn cố gắng tìm kiếm thêm nhiều đơn hàng, tăng sản lượng xuất khẩu, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
>>Các địa phương tăng tốc “về đích” tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm
>>Giảm thuế GTGT, tăng khả năng phục hồi cho doanh nghiệp
Theo nhận định của ngành công thương Thanh Hóa, sản xuất công nghiệp trong 6 tháng cuối năm tiếp tục đối diện khó khăn về đơn hàng, thị trường tiêu thụ chậm. Để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, ngành công thương đang tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng sản xuất của từng nhóm hàng, ngành hàng, để kịp thời tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, làm mới sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Về thu hút đầu tư, 6 tháng đầu năm, Thanh Hóa đã thu hút được 33 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 9 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án là 8.949 tỷ đồng và 131,4 triệu USD. Công tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngày 30/6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX đã tổ chức Hội nghị lần thứ 22, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.
Tại hội nghị, ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh chia sẻ, Thanh Hóa đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân ổn định và phát triển.
Bằng cách thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, nguồn cung, nhu cầu các hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để chủ động có phương án, biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, ông Trọng Hưng nói.
Có thể bạn quan tâm
Thanh Hóa: Chuyển đổi số với mô hình "3 không"
00:06, 30/06/2023
Quan Sơn (Thanh Hóa): Phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm
21:08, 25/06/2023
Liên kết hợp tác phát triển du lịch tuyến giữa Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố
20:36, 16/06/2023
Thanh Hóa: Liên kết mạnh mẽ giữa các địa phương đưa du lịch cất cánh
16:02, 15/06/2023
Thanh Hóa: Lô vải không hạt đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản, Anh
01:22, 15/06/2023
Thanh Hóa: Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
00:51, 15/06/2023